Phần lớn phụ huynh Việt cho rằng con rất ngoan

Trong mối quan hệ với con, 80% phụ huynh Việt Nam quan tâm đến việc con làm họ cảm thấy vui vẻ. Và phần lớn bố mẹ cho rằng con mình rất ngoan. Đó là một trong những kết quả của nghiên cứu về chỉ số các mối quan hệ cá nhân được thực hiện ở 10 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á, trong đó có Việt Nam.

Cũng theo kết quả nghiên cứu được công bố sáng 23/11 tại TPHCM, hầu như tất cả (97%) các ông bố bà mẹ Việt họ thích được ở bên con và rất quan trọng việc tương tác với con. Người Việt quan tâm đến việc con làm họ cảm thấy vui vẻ (80%), được ở gần bên con (76%) hoặc thường xuyên tiếp xúc với con (72%).

phan lon phu huynh viet cho rang con rat ngoan

80% cha mẹ Việt quan tâm đến việc con cái làm cho họ vui vẻ (Ảnh minh họa)

Bố mẹ Việt cũng đứng đầu trong khu vực trong việc mong muốn con cái lắng nghe mình (53%), thường xuyên trò chuyện (52%) và chia sẻ cảm xúc (52%) với mình. Và phần lớn bố mẹ Việt cho rằng con mình rất ngoan.

Một trong những lo ngại lớn nhất của bố mẹ với con là mối quan hệ bạn bè của con. Có đến 73% cha mẹ bày tỏ lo lắng về những đối tượng mà con kết bạn.

Đánh giá về chỉ số này, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn (ĐH Sư phạm TPHCM) cho rằng kết quả không hề bất ngờ. Trên bình diện so sánh với các nước, mối quan hệ cha mẹ và con của người Việt có chỉ số cao là một tín hiệu tốt.

Tuy nhiên, TS Huỳnh Văn Sơn cũng lưu ý tác động yếu tố tâm lý lên các chỉ số, nó tiềm ẩn bên trong mặt trái của vấn đề. Trong quá trình tư vấn, ông gặp rất nhiều câu hỏi từ phụ huynh là tại sao lúc nào cháu cũng tỏ vẻ mình ngoan nhưng khi hành động thì ngược lại.

Nhiều phụ huynh cho rằng con tôi rất ngoan, ngoan nghĩa là như thế này, như thế nọ theo quan điểm của họ. Có thể một thời điểm nào khác, họ lại phải thốt lên sao con tôi ngoan mà bây giờ sao lại khác thường như vậy.

Điều này, TS Huỳnh Văn Sơn lý giải xuất phát từ việc người Việt muốn cha mẹ nói thì con nghe. Xuất phát từ mong muốn đó, nên khi nghe ba mẹ nói thì trẻ gật đầu trước đã, còn làm thế nào là việc của mình. Điều này đã tạo thành một thói quen "nói một đằng, làm một nẻo" trong ứng xử.

“Văn hóa dạy con của người Việt lấy tiêu chí ngoan ngoãn đặt lên hàng đầu, cha mẹ đánh giá cao việc con mình ngoan. Nhưng đó là chỉ là sự biểu hiện bên ngoài, chúng ta cần chú trọng đến thực chất mối quan hệ như thế nào”, TS Huỳnh Văn Sơn nhấn mạnh và bày tỏ quan điểm cha mẹ đang không theo kịp sự phát triển của con.

Ngoài ra, nghiên cứu này cũng đưa ra chỉ số hài lòng đáng lưu tâm của người Việt trong các mối quan hệ khác. Việt Nam xếp thứ nhất về mức độ hài lòng đối với các mối quan hệ cá nhân và ít tranh cãi nhất ở châu Á.

Công nghệ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các mối quan hệ ở Việt Nam. Dẫn chứng là các cặp đôi và phụ huynh thường dành thời gian cho điện thoại hơn là quan tâm lẫn nhau hay trò chuyện với các thành viên trong gia đình. 16% người Việt nghiện công nghệ đến nỗi họ không nỡ từ bỏ chiếc điện thoại để dành nhiều thời gian hơn cho người khác, dù chỉ trong một ngày. 28% thích sử dụng điện thoại hơn là dành thời gian cho người thân.

Kết quả nghiên cứu trên do Công ty bảo hiểm Prudential thực hiện với trên 5.000 cuộc phỏng vấn được tiến hành trong tháng 7/2016 tại 10 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á. Đối tượng phỏng vấn là người trưởng thành trong độ tuổi 25-55.

Cha mẹ Việt chú trọng cho con học thêm văn hóa

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra cha mẹ Việt tham gia rất nhiều vào vấn đề học hành của con cái. 59% phụ huynh giúp đỡ con trong việc học hành ít nhất mỗi tuần một lần và 37% thực hiện điều này hàng ngày.

Về hoạt động ngoại khóa, gần một nửa (47%) cha mẹ có con dưới 12 tuổi cho con học thêm ngoại ngữ, 41% cho con học thêm môn toán. Các hoạt động như thể thao chỉ chiếm 22%, học nhạc 4%, học khiêu vũ 1%…

Theo Hoài Nam/dantri.com.vn

Đọc thêm

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.