Phát huy vai trò đồng hành của các ban, ngành, đoàn thể trong công tác dân số ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Bằng sự linh hoạt trong lồng ghép, gắn chương trình hoạt động của dân số với chức năng, nhiệm vụ chuyên môn, các ban, ngành, đoàn thể ở Hà Tĩnh đã chung tay, góp phần đưa các chủ trương, chính sách về công tác dân số đi vào cuộc sống.

Phát huy vai trò đồng hành của các ban, ngành, đoàn thể trong công tác dân số ở Hà Tĩnh

Tổ tư vấn học đường Trường THPT Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) thảo luận kế hoạch hoạt động.

Thời gian qua, thông qua việc ký kết chương trình phối hợp truyền thông giữa Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Hà Tĩnh và các tổ chức: Hội LHPN tỉnh, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, LĐLĐ tỉnh, Báo Hà Tĩnh, Đài PT&TH tỉnh…, ngành dân số đã không còn đơn độc trong việc thực hiện nhiệm vụ. Các chương trình phối hợp truyền thông đã từng bước nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi cho từng nhóm đối tượng về dân số, sức khỏe sinh sản (SKSS), KHHGĐ.

Để thay đổi nhận thức, chuyển đổi hành vi trong chăm sóc SKSS của đoàn viên thanh niên (ĐVTN), thời gian qua, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh thường xuyên phối hợp với ngành dân số tổ chức một số hoạt động như: tập huấn kiến thức về dân số cho cán bộ đoàn, giao lưu đối thoại, khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân cho ĐVTN…

Anh Đặng Quốc Vũ - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn Hà Tĩnh chia sẻ: “Trung bình mỗi năm, chúng tôi tổ chức 2 cuộc tập huấn cho cán bộ đoàn về công tác dân số, đồng thời, chỉ đạo các huyện/thị/thành đoàn phối hợp với ngành dân số địa phương triển khai các đợt khám sức khỏe tiền hôn nhân cho ĐVTN”.

Phát huy vai trò đồng hành của các ban, ngành, đoàn thể trong công tác dân số ở Hà Tĩnh

Giao lưu đối thoại về sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân cho ĐVTN là một trong những hoạt động của Tỉnh đoàn Hà Tĩnh trong chương trình phối hợp với ngành dân số. Ảnh tư liệu

Thực hiện chương trình phối hợp, thời gian qua, ngành GD&ĐT Hà Tĩnh cũng đã tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền trong trường học. Tại các trường học, việc cung cấp kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên cũng được thực hiện qua hoạt động của các tổ tư vấn, câu lạc bộ, các diễn đàn trong trường học. Đến nay, toàn tỉnh có gần 660 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ và mô hình “Sức khỏe vị thành niên” trong các trường THCS, THPT. Bên cạnh đó, ngành cũng triển khai thực hiện hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về công tác tư vấn tâm lý cho học sinh và công tác xã hội trong trường học. Hiện nay, đã có 388 trường thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường và gần 300 giáo viên được tập huấn về lĩnh vực này.

Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên các chương trình triển khai bị hạn chế. Các hoạt động tuyên truyền trực tiếp được thay bằng hình thức trực tuyến hoặc tổ chức các cuộc thi trên mạng xã hội; các trường học cũng chuyển từ giao lưu đối thoại sang tư vấn nhóm nhỏ. Các hoạt động phối hợp với ngành dân số đã và đang từng bước nâng cao kiến thức, kỹ năng cho thế hệ trẻ trong chăm sóc SKSS.

Phát huy vai trò đồng hành của các ban, ngành, đoàn thể trong công tác dân số ở Hà Tĩnh

Trường THPT Thành Sen cung cấp kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên qua hình thức hội thi. Ảnh tư liệu

Cũng là đơn vị luôn đồng hành với Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Hà Tĩnh trong triển khai các chương trình hành động, Hội LHPN Hà Tĩnh đã thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, tập huấn và chăm sóc SKSS với nội dung, hình thức phong phú, góp phần nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của phụ nữ.

Theo đó, các cấp hội phụ nữ phối hợp với các cơ quan, ban, ngành tập trung tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác DS-KHHGĐ, chăm sóc SKSS như: Luật Hôn nhân - Gia đình; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng chống bạo lực gia đình; Pháp lệnh Dân số... Việc tuyên truyền được các cấp hội gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, thực hiện các tiêu chí: gia đình không đói nghèo, không có bạo lực gia đình, không có người sinh con thứ ba...

Từ việc lồng ghép vào các chương trình hoạt động, đa dạng hóa hình thức sinh hoạt, mỗi hội viên phụ nữ ngày càng nhân nhận thức đúng và sâu sắc hơn về vị trí, vai trò, chức năng của việc thực hiện các chính sách về DS-KHHGĐ trong phát triển KT-XH. Trong quá trình truyền thông, các cấp hội phụ nữ chủ động thành lập các mô hình CLB như: CLB Gia đình hạnh phúc, CLB 5 không, 3 sạch, CLB Không sinh con thứ 3…

Đến thời điểm hiện tại, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn toàn tỉnh đã thành lập trên 1.000 mô hình câu lạc bộ. Từ các mô hình này, Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh đã thu hút các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tham gia sinh hoạt, từ đó, vận động người dân thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách về công tác DS-KHHGĐ.

Chị Phạm Thị Thu Hương - Trưởng ban Kinh tế - Gia đình xã hội, Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ: “Nhờ các hoạt động tuyên truyền mà tỷ lệ cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại tăng hơn trước, mô hình gia đình 1-2 con được nhiều gia đình trẻ lựa chọn. Cũng nhờ vậy, đời sống của số đông phụ nữ được cải thiện; hội viên có thời gian quan tâm chăm sóc bản thân và gia đình nhiều hơn; tỷ lệ gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc tăng; vị thế của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội được khẳng định”.

Với sự chung tay phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, công tác DS-KHHGĐ của Hà Tĩnh trong thời gian qua đã có bước phát triển mới. Đặc biệt, hoạt động tuyên truyền của các ban, ngành đã từng bước tạo sự chuyển biến, thúc đẩy mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng chủ động thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ.

Bước sang giai đoạn mới, công tác dân số - KHHGĐ có nhiều thay đổi, trong đó, bước ngoặt là chuyển trọng tâm chính sách dân số từ KHHGĐ sang dân số và phát triển. Chính vì thế, sự đồng hành của cả hệ thống chính trị sẽ là động lực để ngành dân số thực hiện mục tiêu sinh đẻ có kế hoạch, giảm tỷ lệ gia tăng dân số. Qua đó, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng giống nòi.

Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Tĩnh Bùi Quốc Hùng

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.