Phòng dịch Covid-19 nơi công cộng: Đừng chỉ trông chờ vào ý thức người dân!

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh liên tục ban hành các văn bản chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 nơi công cộng, song đến nay, một bộ phận không nhỏ người dân vẫn chưa chấp hành. Vì vậy, ngoài việc trông chờ vào ý thức người dân rất cần những biện pháp mạnh từ ngành chức năng.

Người dân “quên” phòng dịch

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ngày 3/12/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng ban hành Văn bản 8168/UBND-VX1 về tăng cường thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và quản lý người nhập cảnh, trong đó nhấn mạnh yêu cầu thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang nơi công cộng.

Phòng dịch Covid-19 nơi công cộng: Đừng chỉ trông chờ vào ý thức người dân!

Các cơ sở khám chữa bệnh là nơi đang thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ nhất các quy định phòng dịch.

Đến ngày 7/12/2020, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 tỉnh có văn bản chỉ đạo phòng chống dịch, trong đó yêu cầu thực hiện thông điệp 5K, trước hết là việc đeo khẩu trang bắt buộc, khử khuẩn tại các khu vực cách ly, các khu dân cư tập trung, nơi công cộng.

Tiếp đến, ngày 6/1/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Công điện về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, nhấn mạnh thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch tại các khu vực công cộng như: chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, bến xe, ga tàu, khu vui chơi, quán karaoke...

Phòng dịch Covid-19 nơi công cộng: Đừng chỉ trông chờ vào ý thức người dân!

Một bộ phận không nhỏ người dân vẫn chưa chấp hành các quy định phòng dịch nơi cộng cộng.

Qua các văn bản chỉ đạo có thể thấy, việc tuân thủ các quy định phòng chống dịch tại các địa điểm công cộng được Hà Tĩnh xem là giải pháp quan trọng để ngăn chặn dịch xâm nhập, lây lan trong cộng đồng, bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân. Tuy nhiên, việc chấp hành các quy định này trong thực tiễn của một bộ phận người dân lại chưa nghiêm túc.

Phòng dịch Covid-19 nơi công cộng: Đừng chỉ trông chờ vào ý thức người dân!

Người dân không đeo khẩu tràn khi đến siêu thị.

Qua ghi nhận thực tế, đến nay, chỉ tại các cơ sở khám chữa bệnh là chấp hành tốt các quy định phòng, chống dịch nơi công cộng, nhất là đeo khẩu trang. Từ người nhà cho đến người bệnh đều thực hiện việc đeo khẩu trang trước khi vào các cơ sở khám chữa bệnh.

Phòng dịch Covid-19 nơi công cộng: Đừng chỉ trông chờ vào ý thức người dân!

Khu vực nhiều nguy cơ như chợ dân sinh cũng có rất nhiều người “quên” khẩu trang.

Tại các điểm công cộng khác như: chợ, siêu thị, xe buýt, bến xe, ngân hàng, các khu vui chơi giải trí… vẫn còn có một bộ phận không nhỏ người dân không chấp hành các quy định phòng dịch.

Rất nhiều người vô tư không đeo khẩu trang đi đến các điểm công cộng. Thậm chí, ngày tại một số cơ quan hành chính nhà nước như các bộ phận giao dịch một cửa, trung tâm hành chính công... nhiều người đến giao dịch vẫn “quên” đeo khẩu trang.

Phòng dịch Covid-19 nơi công cộng: Đừng chỉ trông chờ vào ý thức người dân!

Một bộ phận người dân vẫn chưa có ý thức chấp hành quy định phòng dịch tại ngân hàng.

Ông Nguyễn Đình Khang – Phó Trưởng BQL chợ TP Hà Tĩnh cho biết: “Chợ có trên 2.000 hộ kinh doanh buôn bán, mỗi ngày có từ 4.000 - 5.000 người vào chợ, hoạt động 24/24h nên việc kiểm soát và yêu cầu bà con chấp hành quy định phòng dịch là hết sức khó khăn. Cho nên, hiện nay quan trọng nhất vẫn là dựa vào ý thức chấp hành của bà con”.

Tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm

Thực tế cho thấy, các quy định phòng chống dịch Covid-19 nơi công cộng ở Hà Tĩnh hiện nay chưa được thực hiện nghiêm. Ngoài ý thức chấp hành của người dân thì việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa thực sự được quan tâm là nguyên nhân dẫn đến thực trạng này.

Phòng dịch Covid-19 nơi công cộng: Đừng chỉ trông chờ vào ý thức người dân!

Nhiều người dân không chấp hành việc đeo khẩu trang khi giao dịch tại cơ quan hành chính vẫn.

Theo kết quả giám sát về công tác phòng chống dịch Covid-19 tại nơi tập trung đông người trên địa bàn TP Hà Tĩnh của Sở Y tế cho thấy, tại một số chợ, bến xe vẫn còn tình trạng nhân viên, người bán hàng chưa nhận thức đầy đủ về thông điệp 5K trong công tác phòng chống dịch, nhất là việc không đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khách hàng. Đặc biệt, khi người dân vào giao dịch chưa có sự nhắc nhở để người họ chấp hành.

Nhiều địa điểm công cộng như: chợ, trên các phương tiện xe buýt, ngân hàng... chưa có các biển, bảng thông báo yêu cầu người dân thực hiện thông điệp 5K. Các địa điểm khác mặc dù đã có thông báo trực quan nhưng do không có lực lượng nhắc nhở, kiểm tra nên bà con vẫn “vô tư” không chấp hành.

Phòng dịch Covid-19 nơi công cộng: Đừng chỉ trông chờ vào ý thức người dân!

Đến nay, chỉ duy nhất Sở Y tế là đơn vị triển khai kiểm tra, giám sát phòng chống dịch tại các địa điểm công cộng. (Trong ảnh: Đoàn kiểm tra của Sở Y tế kiểm tra phòng dịch tại Chợ TP Hà Tĩnh)

Được biết, Hà Tĩnh đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định phòng dịch nơi công cộng và xử phát các trường hợp vi phạm.

Mới đây nhất, ngày 11/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu đã có văn bản yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng, xử phạt các trường hợp không đeo khẩu trang theo quy định; hạn chế tập trung đông người, hạn chế tổ chức các lễ hội. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các tổ chức, đơn vị, khu dân cư; các nơi có nguy cơ cao như: chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, bến xe, ga tàu, doanh nghiệp, nhà máy, trường học, khu vui chơi...

Tuy nhiên, đến thời điểm này, ngoài Sở Y tế đã thực hiện các đợt kiểm tra còn lại chưa có đơn vị, địa phương nào triển khai.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.