Nữ phóng viên Đài PT-TH Hà Tĩnh chia sẻ niềm đam mê làm báo

(Baohatinh.vn) - Tôi vẫn thường chia sẻ với bạn bè và đồng nghiệp của mình rằng: cứ yêu đi, cứ dấn thân và đam mê hết mình với nghề đi, ắt rằng, có một ngày, duyên nghề sẽ đến, nghề sẽ trả nghĩa cho chính những nỗ lực dấn thân của bạn.

Nữ phóng viên Đài PT-TH Hà Tĩnh chia sẻ niềm đam mê làm báo

Nhà báo Thuận Huế bám thuyền lênh đênh biển đêm cùng ngư dân để thực hiện phim tài liệu: Bóng của biển.

Và sự trả nghĩa ở đây, với tôi không chỉ là sự tôn vinh trên những diễn đàn, là những giải thưởng trong các liên hoan nghiệp vụ, mà hơn hết, đó là sự phản hồi, là niềm vui của công chúng, sự ủng hộ của Ban Biên tập, sẻ chia và mong muốn được hợp tác của ê kíp, của những đồng nghiệp đã, đang và sẽ theo mình trong những tác phẩm tiếp theo của hành trình làm báo sau này.

Học báo viết nhưng lại theo báo hình, với tôi đã là một cơ duyên, nhưng để biến cơ duyên ấy thành cơ hội được dấn thân, đó thực sự là một bước đi dài mà tự thân phải nỗ lực không ngừng. Trong nghề báo, cái lằn ranh của sự nghiêm túc - cẩu thả, trách nhiệm - thoái thác… khá rõ ràng, nó thể hiện rõ trên từng khuôn hình câu chữ.

Nữ phóng viên Đài PT-TH Hà Tĩnh chia sẻ niềm đam mê làm báo

Nhà báo Thuận Huế (ngoài cùng bên phải) trong chuyến tác nghiệp thực hiện phim tài liệu Lời ru vượt đỉnh Giăng Màn tại Tuyên Hóa (Quảng Bình)

Công chúng sẽ rất dễ dàng cảm nhận sự tâm huyết, chỉn chu, sự trăn trở, cầu thị… của một phóng viên. Điều gì xuất phát từ trái tim, rung cảm từ trái tim thì sẽ đi đến tận cùng của trái tim.

Người xem sẽ thấy được sự công phu, đầy sự thao thức qua từng khuôn hình, trong từng câu chữ và sự sáng tạo trong ý đồ dựng hình ở khâu hậu kỳ. Chúng tôi luôn xem lời tâm sự của nhà báo Phan Trung Thành - nguyên Phó Giám đốc Đài PT&TH Hà Tĩnh như một bài học sâu sắc về lòng yêu nghề, rằng: Phải hết mình, để xem lại, thấy đề tài này, ta không thể làm hay hơn được nữa; phải suy nghĩ, tính toán từng ý đồ trong tác phẩm để khỏi phải hối tiếc khi hoàn thành…

Với tôi, yêu nghề chính là yêu bản thân mình, là tôn trọng những cảm xúc của chính mình và làm nghề chính là làm giàu cho tâm hồn mình. 14 năm trong nghề, cũng có khi tôi đã dễ dãi với tác phẩm của mình.

Có những phóng sự, tôi đã không đi đến tận cùng vấn đề, làm theo định kỳ lên sóng hoặc thậm chí, viết theo cảm quan cá nhân mà không lường trước, nghĩ sâu được điều mình phản ánh… Để rồi, sau đó, công chúng không ai nhớ.

Nữ phóng viên Đài PT-TH Hà Tĩnh chia sẻ niềm đam mê làm báo

Những trăn trở với nghề chính là một trong những yếu tố làm nên thành công của nhà báo Thuận Huế.

Sau những lần như thế, hơn ai hết, tôi thấy mình thiếu tôn trọng chính mình. Ngược lại, khi một tác phẩm mình đào sâu suy nghĩ, trăn trở với từng frame hình, con chữ, trắng đêm bên bàn dựng, đồng hành không quản ngày đêm cùng nhân vật, thì cái mình được sẽ là vô giá. Yêu nghề chính là yêu mình.

Sự tin tưởng từ nhân vật, những phản hồi tích cực từ công chúng, sự chia sẻ từ đồng nghiệp, sự ghi nhận từ các sân chơi nghiệp vụ chính là sự phản chiếu kết quả rõ ràng nhất. Và cũng từ đó thắp sáng hơn ngọn lửa nghề trong tôi.

Thời gian mới vào nghề, tôi đã theo một cậu bé mồ côi hàng tháng trời chỉ để làm một phóng sự ngắn 5 phút (Cổ tích lều giữa phố); mải mê theo từng bối cảnh trong câu chuyện “Màu tình yêu” của một cô gái Bắc với chàng trai tật nguyền Hà Tĩnh; mạnh dạn dấn thân thử sức làm phim tài liệu về thầy giáo già Dư Giao Cầm… Những lắng đọng của từng tác phẩm ban đầu ấy đã tạo ra một “tôi” nghiêm túc với nghề hơn sau này.

Nữ phóng viên Đài PT-TH Hà Tĩnh chia sẻ niềm đam mê làm báo

Trong nhiều năm liền, nhà báo Thuận Huế luôn giành được những giải thưởng báo chí lớn.

Tôi sẵn sàng dành cả năm trời ở Hà Tĩnh và Quảng Bình cho một bộ phim với thông điệp khát vọng vượt qua thực trạng hôn nhân cận huyết thống trong “Lời ru vượt đỉnh Giăng Màn” (HCV Liên hoan truyền hình toàn quân); lặn lội ra Bắc vào Nam, thậm chí một mình vào tận Tây Nguyên, lần theo lời kể nhân vật để tái hiện hành trình “Người trở về từ Gạc Ma” (HCB Liên hoan truyền hình toàn quốc);

Sự trăn trở, đồng cảm với những thiệt thòi trong những câu chuyện đầy nước mắt của giáo viên mầm non ngoài biên chế (giải A Giải Báo chí toàn quốc viết về công nhân lao động); tôi hòa vào tâm tư của người dân xung quanh câu chuyện đất ở có nguồn gốc trước năm 1980 (Nghịch lý từ một chính sách - giải C Giải Báo chí quốc gia); lăn lộn đồng hành cùng người dân để phản ánh những cách làm hay trong thực hiện tiêu chí số 20 hay cách huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại Hà Tĩnh (giải B và A toàn quốc Báo chí viết về nông thôn mới)…

Nhìn lại từ những câu chuyện gắn với từng tác phẩm, có thiệt thòi, có hy sinh, có vất vả, thậm chí, có cả sự phiền hà đến rất nhiều đồng nghiệp trong ê kíp khi họ phải nỗ lực hơn rất nhiều để đáp ứng yêu cầu của mình... Nhưng hơn hết, cuối cùng, chúng tôi có sự trải nghiệm, có trưởng thành, có sự gắn kết và trân quý nhau hơn.

Với người làm báo, niềm vui đôi khi rất giản dị, có khi chỉ là việc được nghe thấy nhân vật trải lòng, được một câu phản hồi từ công chúng, nhận được cái nắm tay rất chặt từ đồng nghiệp, là cái gật đầu của một nhà báo lão thành... Chỉ thế thôi, mà thấy yêu nghề đến lạ!

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 21-6

Đọc thêm

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.
20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là biểu tượng làng quê Việt Nam, tuy nhiên, qua thời gian, không ít giếng làng đã trở thành phế tích. Tại Lộc Hà (Hà Tĩnh), người dân bằng nhiều cách làm đã trùng tu, phục dựng giếng làng nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa.
Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, cùng với phát triển kinh tế, anh Nguyễn Ngọc Quyết (Hương Khê, Hà Tĩnh) tiếp tục tham gia lực lượng dự bị động viên, là tấm gương tiêu biểu ở đơn vị, địa phương.
Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha ông, những người trẻ Hà Tĩnh ngày nay đang nỗ lực học tập, rèn luyện để hoàn thiện tri thức, trở thành những công dân hội nhập.
Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.
Trên quê hương Xô viết anh hùng

Trên quê hương Xô viết anh hùng

Những ngày này, trong phấp phới cờ đỏ sao vàng tung bay trên những vùng quê nông thôn mới khang trang ở các huyện Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh), dường như vẫn còn nghe âm vang tiếng trống Xô viết giục giã thuở nào…
Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Với đông đảo đô vật từ nhiều lứa tuổi, trong và ngoài xã tham gia, hội vật truyền thống ở Thuần Thiện (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây nhằm chào mừng Quốc khánh 2/9.
Trái tim người lính mang nặng ân tình

Trái tim người lính mang nặng ân tình

“Nợ ân tình” là món nợ của một trái tim nhân hậu, đầy yêu thương với cuộc đời, con người. Đọc cuốn hồi ký, chúng ta càng hiểu hơn trái tim mang nặng ân tình của một người cựu binh, càng yêu thêm những người lính, yêu thêm đất nước Việt Nam một thời đạn lửa, gian lao khó nhọc nhưng anh hùng, vinh quang.
Nghị lực của Ánh

Nghị lực của Ánh

Sinh ra không có bố, mẹ mắc bệnh thần kinh, 12 tuổi Nguyễn Thị Hồng Ánh (SN 2006, trú thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) được đưa vào Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh. Không đầu hàng trước số phận, em đã vươn lên trong học tập để bước vào giảng đường đại học với số điểm 28,25.
 Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Phát huy các giá trị truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) không ngừng nỗ lực vươn lên, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng quê hương, đất nước.
Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Từ những điệu ví, câu hò của ông cha xưa, ngày nay, dân ca ví, giặm được tiếp biến trong nhiều loại hình nghệ thuật, tạo sức sống bền lâu trong đời sống của người dân Hà Tĩnh cũng như cả nước.
Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Cùng với cả nước, suốt những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã phát huy tốt tinh thần, hào khí Cách mạng tháng Tám năm 1945 để xây dựng quê hương ngày càng phát triển, vững mạnh.
Dưới trời thu xanh thắm...

Dưới trời thu xanh thắm...

Tháng Tám về gọi dậy cả miền ký ức hào hùng của lịch sử, đặc biệt là không khí của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 trong lòng mỗi người dân Hà Tĩnh nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Trên những vùng quê cách mạng ở Hà Tĩnh

Trên những vùng quê cách mạng ở Hà Tĩnh

Mỗi độ tháng Tám về, lòng người Hà Tĩnh thường nghĩ đến những ngày đầu làm cách mạng của cha ông. Trong dòng hồi tưởng ấy, chúng tôi có dịp về thăm một số vùng quê cách mạng nổi tiếng năm xưa.
Thêm 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh

Thêm 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh

Việc được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh sẽ là cơ sở để các địa phương sở hữu di tích trên địa bàn Hà Tĩnh tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.