Gìn giữ nếp làng trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Làng quê Việt Nam, tự bao đời đã gắn với hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, với bờ tre cong cong, trở thành biểu tượng văn hóa, gợi nỗi nhớ, niềm thương cho bao người. Chính vì thế, gìn giữ văn hóa làng trong xây dựng nông thôn mới (NTM) được nhiều địa phương ở Hà Tĩnh quan tâm.

Gìn giữ nếp làng trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh

Đình làng Trường Lưu ở xã Trường Lộc (Can Lộc)

Trường Lộc (Can Lộc) là một trong những miền quê văn hóa có nhiều di tích lịch sử. Ngoài hệ thống di sản, di tích và các nhà thờ dòng họ được bảo tồn, xã còn có 10 nhà cổ và rất nhiều giếng nước cổ… Ẩn chứa trong mỗi một di tích ấy là những câu chuyện đáng tự hào về truyền thống, những giá trị văn hóa vật chất, tinh thần của các thế hệ đi trước. Chính vì thế, trong phong trào xây dựng NTM hôm nay, người Trường Lộc vẫn luôn chú trọng bảo tồn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa làng quê mà cha ông để lại.

Gìn giữ nếp làng trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh

Bên giếng làng, những câu chuyện của ông Nguyễn Huy Đường (thôn Phượng Sơn, xã Trường Lộc) luôn cuốn hút các bạn trẻ

Mỗi chiều ngồi hóng mát ở giếng Trót đầu thôn Phượng Sơn, ông Nguyễn Huy Đường thường lại kể cho con cháu nghe về lịch sử ra đời của giếng làng. Giếng Trót được người làng cùng nhau xây dựng cách đây hơn 120 năm. Mục đích ban đầu là để lấy nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày nhưng về sau, giếng trở thành nơi hò hẹn của các lứa đôi, nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người làng.

Ông Đường cho biết: “Trân trọng những giá trị văn hóa đó nên trong phong trào xây dựng NTM hiện nay, người làng tôi rất coi trọng việc trùng tu, tôn tạo giếng làng. Những gia đình ở xung quanh khu vực giếng đã hiến đất mở rộng đường. Nhà nhà, người người cũng góp thêm công, thêm của để xây dựng lại giếng. Chúng tôi còn trồng thêm 2 cây đa và đặt thêm một số ghế đá. Nơi đây giờ đã trở thành nơi nghỉ mát, vui chơi của người già, trẻ con trong làng mỗi buổi chiều tà”.

Gìn giữ nếp làng trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh

Những ngôi nhà cổ hàng trăm tuổi ở Trường Lưu đã trở thành điểm nhấn trong bức tranh nông thôn mới

Trong quần thể rất nhiều những dấu vết cổ xưa trên mảnh đất văn hóa Can Lộc, những người đến với Trường Lưu đều ấn tượng với những ngôi nhà cổ trong khuôn viên vườn hoa cụ Thám - một trong bát cảnh nổi tiếng ở Trường Lưu. Nằm lẫn khuất bên những ngôi nhà cao tầng với kiến trúc hiện đại, nét cổ kính trong những ngôi nhà hàng trăm năm tuổi như một điểm nhấn mang đến sự bình yên, lắng đọng trong suy nghĩ của mỗi người sau những ồn ào, xô bồ của cuộc sống.

Cũng trên dấu tích khuôn viên vườn hoa cụ Thám, 5 anh em gia đình ông Trần Huy Trí vẫn ngày ngày đi chung trong một con ngõ nhỏ, nơi có bờ chè tàu đã hơn trăm tuổi từng gắn bó từ thuở ông bà và lưu giữ những ký ức tuổi thơ của mấy anh em. Ông Trí cho biết: “Tham gia xây dựng NTM, chúng tôi đã phá bỏ vườn tạp, trồng thêm nhiều loại cây ăn trái. Nhiều loại cây cũng được chặt bỏ thay bằng tường bao nhưng bờ chè tàu nơi con ngõ nhỏ này vẫn được anh em chúng tôi chăm sóc, cắt tỉa thường xuyên như một cách lưu giữ những kỷ niệm mà cha ông đã để lại”.

Gìn giữ nếp làng trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh

Con ngõ nhỏ với bờ chè tàu hơn trăm tuổi của cha ông vẫn được anh em ông Trần Huy Trí thường xuyên chăm sóc

Dẫu mang một diện mạo mới nhưng những hàng rào cây xanh được cắt tỉa gọn gàng, công phu vẫn khiến xã NTM Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) còn đậm bóng dáng làng quê xưa. Từ những con đường lớn vào thôn đến các ngõ nhỏ và tận mỗi sân nhà, hàng rào xanh từ những cây chuỗi ngọc, cây chè tàu và những vườn cây trái… gợi cho ta cảm giác yên bình, mát mẻ của làng quê.

Chị Đặng Thị Thúy - Chủ tịch Hội LHPN xã Cẩm Bình cho biết: “Ngoài việc mở đường xây tường bao, chúng tôi động viên chị em trồng những hàng rào xanh vừa để tạo môi trường mát mẻ, vừa giữ lại vẻ đẹp, nét bình yên của làng quê xưa. Hiện nay, Hội LHPN xã đã trồng và chăm sóc hơn 20 km bờ rào xanh ở khắp các đường thôn, ngõ xóm, góp phần gìn giữ màu xanh nông thôn”.

Gìn giữ nếp làng trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh

Phụ nữ Cẩm Bình trồng và chăm sóc hơn 20km bờ rào xanh để làm đẹp làng quê

Cùng với phong trào xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu, Cẩm Bình cũng đã duy trì nhiều phong tục, tập quán có giá trị văn hóa như: Các lễ nghi trong quan hệ họ tộc, xóm giềng, giữ gìn và phát huy những nếp quê truyền thống, sống quần tụ trong các thôn xóm, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất và cuộc sống...

Hiện nay, rất nhiều vùng quê NTM trên mảnh đất Hà Tĩnh, nếp làng xưa, văn hóa làng Việt vẫn được người dân giữ gìn. Đó là cách người dân lưu giữ những giá trị truyền thống đẹp đẽ cho con cháu muôn sau.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

Cảnh quan xanh mát, hạ tầng đồng bộ, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao… là những “quả ngọt” mà xã Ân Phú (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã gặt hái được trên hành trình bền bỉ xây dựng nông thôn mới.
Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.
20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là biểu tượng làng quê Việt Nam, tuy nhiên, qua thời gian, không ít giếng làng đã trở thành phế tích. Tại Lộc Hà (Hà Tĩnh), người dân bằng nhiều cách làm đã trùng tu, phục dựng giếng làng nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa.
Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, cùng với phát triển kinh tế, anh Nguyễn Ngọc Quyết (Hương Khê, Hà Tĩnh) tiếp tục tham gia lực lượng dự bị động viên, là tấm gương tiêu biểu ở đơn vị, địa phương.
Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha ông, những người trẻ Hà Tĩnh ngày nay đang nỗ lực học tập, rèn luyện để hoàn thiện tri thức, trở thành những công dân hội nhập.
Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.
Trên quê hương Xô viết anh hùng

Trên quê hương Xô viết anh hùng

Những ngày này, trong phấp phới cờ đỏ sao vàng tung bay trên những vùng quê nông thôn mới khang trang ở các huyện Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh), dường như vẫn còn nghe âm vang tiếng trống Xô viết giục giã thuở nào…
Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Với đông đảo đô vật từ nhiều lứa tuổi, trong và ngoài xã tham gia, hội vật truyền thống ở Thuần Thiện (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây nhằm chào mừng Quốc khánh 2/9.
Trái tim người lính mang nặng ân tình

Trái tim người lính mang nặng ân tình

“Nợ ân tình” là món nợ của một trái tim nhân hậu, đầy yêu thương với cuộc đời, con người. Đọc cuốn hồi ký, chúng ta càng hiểu hơn trái tim mang nặng ân tình của một người cựu binh, càng yêu thêm những người lính, yêu thêm đất nước Việt Nam một thời đạn lửa, gian lao khó nhọc nhưng anh hùng, vinh quang.
Nghị lực của Ánh

Nghị lực của Ánh

Sinh ra không có bố, mẹ mắc bệnh thần kinh, 12 tuổi Nguyễn Thị Hồng Ánh (SN 2006, trú thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) được đưa vào Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh. Không đầu hàng trước số phận, em đã vươn lên trong học tập để bước vào giảng đường đại học với số điểm 28,25.
 Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Phát huy các giá trị truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) không ngừng nỗ lực vươn lên, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng quê hương, đất nước.
Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Từ những điệu ví, câu hò của ông cha xưa, ngày nay, dân ca ví, giặm được tiếp biến trong nhiều loại hình nghệ thuật, tạo sức sống bền lâu trong đời sống của người dân Hà Tĩnh cũng như cả nước.
Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Cùng với cả nước, suốt những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã phát huy tốt tinh thần, hào khí Cách mạng tháng Tám năm 1945 để xây dựng quê hương ngày càng phát triển, vững mạnh.
Dưới trời thu xanh thắm...

Dưới trời thu xanh thắm...

Tháng Tám về gọi dậy cả miền ký ức hào hùng của lịch sử, đặc biệt là không khí của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 trong lòng mỗi người dân Hà Tĩnh nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Trên những vùng quê cách mạng ở Hà Tĩnh

Trên những vùng quê cách mạng ở Hà Tĩnh

Mỗi độ tháng Tám về, lòng người Hà Tĩnh thường nghĩ đến những ngày đầu làm cách mạng của cha ông. Trong dòng hồi tưởng ấy, chúng tôi có dịp về thăm một số vùng quê cách mạng nổi tiếng năm xưa.
Thêm 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh

Thêm 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh

Việc được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh sẽ là cơ sở để các địa phương sở hữu di tích trên địa bàn Hà Tĩnh tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.