Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh giúp người dân giữ tình yêu với nghề truyền thống

(Baohatinh.vn) - Sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh không đơn thuần chỉ là để thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” mà phía sau đó là những câu chuyện về văn hóa vùng miền, về những con người với tình yêu và khát vọng đưa sản phẩm truyền thống của quê hương lên tầm cao mới.

Thơm ngon chiếc bánh đa vừng

Xã Việt Tiến (Thạch Hà) là vùng quê giàu truyền thống văn hóa, lịch sử. Người dân nơi đây sinh sống bằng nhiều nghề truyền thống, nhưng có một nghề gắn bó từ bao đời nay là nghề làm bánh đa vừng.

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh giúp người dân giữ tình yêu với nghề truyền thống

Chị Nguyễn Thị Thủy (bên phải) là người tâm huyết giữ gìn nghề làm bánh đa vừng truyền thống của gia đình.

Chị Nguyễn Thị Thủy - chủ cơ sở sản xuất bánh đa vừng Minh Thúy (thôn Trung Trinh, xã Việt Tiến) đã có hơn 20 năm gắn bó với nghề làm bánh đa vừng nhưng chị cũng không biết nghề này có tự bao giờ, bởi sinh ra đã thấy cha ông mình tráng bánh, quạt than.

Chị Thủy chia sẻ: “Ngày trước, cha mẹ tôi cũng như người làng này thường mang bánh ra bán tại chợ Gát (xã Việt Tiến), chợ Cường (xã Sơn Lộc), chợ Già (xã Thạch Kênh)... Bánh làng tôi nổi tiếng thơm ngon nên chẳng mấy khi người làng đi chợ mà phải gánh bánh quay về”.

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh giúp người dân giữ tình yêu với nghề truyền thống

Cơ sở sản xuất bánh của chị Thủy tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Vì muốn lưu giữ nghề truyền thống của cha mẹ để lại, chị Thủy quyết theo nghề và đến khi xây dựng gia đình, chồng và các con cũng cùng chị đỏ lửa. Sản xuất theo phương pháp thủ công, mỗi ngày, gia đình chị Thủy làm ra khoảng 600 chiếc bánh.

Có thâm niên trong nghề, chất lượng bánh ngon nên hầu hết thành phẩm đều được thương lái đến tận nơi thu mua. Có những thời điểm, lượng bánh làm ra không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh giúp người dân giữ tình yêu với nghề truyền thống

Để nâng tầm sản phẩm truyền thống, gia đình chị Thủy đã đầu tư máy móc phục vụ các công đoạn sản xuất bánh.

Trăn trở với việc làm thế nào để đưa sản phẩm truyền thống của quê hương, gia đình vươn xa, năm 2017, gia đình chị Thủy mạnh dạn đầu tư hơn 200 triệu đồng mua sắm trang thiết bị hiện đại như máy nghiền bột cỡ lớn, máy tráng bánh tự động, máy sấy giòn... Nhờ có máy móc hỗ trợ, cơ sở có thể làm ra 10.000 chiếc bánh/ngày, phục vụ nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh; giải quyết việc làm cho 10 lao động địa phương.

Năm 2020, bánh đa vừng của cơ sở Minh Thúy được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Dù có máy móc hỗ trợ nhưng sản phẩm vẫn giữ nguyên công thức, hương vị của những chiếc bánh đa vừng truyền thống đã gắn bó bao đời với người dân quê.

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh giúp người dân giữ tình yêu với nghề truyền thống

Sản phẩm bánh đa vừng của cơ sở Minh Thúy được chứng nhận OCOP 3 sao.

Chị Thủy chia sẻ: “Nhiều người vẫn nghĩ làm bánh đa thì đơn giản nhưng để làm ra một chiếc bánh thơm ngon tròn vị thì không chỉ là công nghệ mà còn chứa đựng tâm huyết của người làm trong từng công đoạn. Tất cả được tiến hành tỉ mỉ với mong muốn mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm truyền thống chất lượng, giữ được “hồn quê”.

Chắt lọc vị biển trong từng giọt nước mắm

Hà Tĩnh là địa phương có tiềm năng lớn về biển. Cùng với nghề chài lưới thì chế biến nước mắm đã trở thành nghề truyền thống của người dân vùng biển Hà Tĩnh. Ở vùng biển xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh) có một thương hiệu nước mắm gắn liền với câu chuyện về tình yêu nghề truyền thống, quyết tâm đưa sản vật quê hương vươn tầm cao mới - đó là thương hiệu nước mắm Phú Khương.

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh giúp người dân giữ tình yêu với nghề truyền thống

Sản phẩm nước mắm truyền thống được đóng chai, dán nhãn đầy đủ thông tin xuất xứ.

Bà Lê Thị Khương - Giám đốc HTX Thu mua và chế biến thủy hải sản Phú Khương - chủ nhân của thương hiệu nước mắm Phú Khương là một người phụ nữ “nói được, làm được”. Khi hầu hết người dân địa phương vẫn làm nước mắm theo phương thức truyền thống của cha ông thì bà Khương đã mạnh dạn tìm hiểu, áp dụng quy trình công nghệ vào sản xuất. Thay vì phơi, ủ nước mắm thủ công, HTX đã dùng nguồn nhiệt từ các tấm thu năng lượng mặt trời theo công nghệ náo đảo tự động.

Với công nghệ này, lượng nước mắm cốt thu được nhiều hơn 30% so với công đoạn truyền thống và được chuyển hóa tối đa do nhiệt độ đạt ở mức tối ưu. Được náo đảo tự động không phải mở nắp thùng ủ, tránh bay hơi, giữ được hương vị, chất lượng của thành phẩm. Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, năm 2019, nước mắm Phú Khương được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh giúp người dân giữ tình yêu với nghề truyền thống

Bằng tâm huyết gìn giữ hương vị truyền thống, bà Lê Thị Khương đã đưa sản phẩm nước mắm quê hương đến đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. (Ảnh Ngọc Loan).

Bà Khương chia sẻ: “Mạnh dạn đầu tư công nghệ, ứng dụng khoa học để nâng tầm chất lượng của sản phẩm nước mắm cũng là cách mà tôi thể hiện tình yêu, sự trân quý và giữ gìn nghề truyền thống của cha ông. Sản phẩm của quê hương ngày càng vươn xa, được nhiều người biết đến càng khiến chúng tôi yêu hơn, tự hào hơn quê mình”.

Ép dầu lạc, giữ nét văn hóa quê hương

Vùng đất cát các xã thuộc huyện Lộc Hà như Thạch Châu, Thạch Mỹ nổi tiếng với các loại nông sản, đặc biệt là lạc. Và ép dầu lạc là một nghề gắn bó với người dân địa phương từ những năm đầu của thế kỷ trước.

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh giúp người dân giữ tình yêu với nghề truyền thống

Đạt chứng nhận OCOP 3 sao, dầu lạc Lý Úy đã nâng tầm sản phẩm truyền thống, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Ngày ấy, chẳng mấy khi dân làng có giấc ngủ trưa bởi đó là thời gian các gia đình tranh thủ làm nghề ngoài việc đồng áng. Cả làng rộn ràng tiếng chày giã lạc, tiếng í ới gọi nhau, mùi lạc hấp chín thơm ngào ngạt khắp vùng. Nghề ép dầu lạc đã nuôi sống nhiều thế hệ người dân nơi đây nhưng rồi với sự ra đời của dầu ăn công nghiệp, nghề ép dầu dần mai một.

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh giúp người dân giữ tình yêu với nghề truyền thống

Với mong muốn lưu giữ nghề truyền thống của cha ông, cơ sở ép dầu lạc Lý Úy đã đầu tư máy móc để cho ra đời những sản phẩm chất lượng hơn.

Để giữ nghề truyền thống, chị Phan Thị Lý - chủ cơ sở ép dầu lạc Lý Úy (thôn Đại Yên - xã Thạch Mỹ) đã đầu tư máy móc, sản xuất dầu lạc theo hướng hàng hóa gắn với việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đa dạng mẫu mã. Sau 6 năm nỗ lực xây dựng thương hiệu, dầu lạc Lý Úy đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Sản phẩm đáp ứng được xu hướng sử dụng sản phẩm sạch, tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Chị Lý chia sẻ: “Lạc sản xuất trên vùng đất pha cát quê tôi nổi tiếng từ xưa, nghề ép dầu lạc cũng có từ bao đời mà nay để mai một thì thật lãng phí. Không chỉ giữ nghề, giữ nét văn hóa của quê hương, tôi muốn sản phẩm truyền thống phải được nâng tầm, phục vụ tốt hơn nhu cầu của cộng đồng”.

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh giúp người dân giữ tình yêu với nghề truyền thống

Sau mỗi sản phẩm OCOP là một câu chuyện về tình yêu với nghề truyền thống và khát vọng nâng tầm sản phẩm quê hương.

Sản xuất sản phẩm OCOP không chỉ tạo ra giá trị kinh tế mà còn là cách người dân Hà Tĩnh gửi gắm tình yêu, tâm huyết với nghề truyền thống của cha ông, nâng tầm sản phẩm để quảng bá văn hóa đến bạn bè muôn phương.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề Ẩm thực

Đọc thêm

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.
Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân Hà Tĩnh bám đồng, đẩy nhanh tiến độ làm đất đợt cuối và bắt đầu xuống giống những trà lúa đầu tiên của vụ xuân 2025.
Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Là địa phương “đi sau” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhưng huyện Kỳ Anh đã có nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng thành công các khu dân cư NTM kiểu mẫu, thôn thông minh, coi đây là nền móng tạo sự lan toả, đưa phong trào xây dựng NTM của huyện phát triển vững chắc.