Sáng 22/2, không có ca mắc mới Covid-19, Việt Nam chữa khỏi 1.717 bệnh nhân

Bản tin 6h ngày 22/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Việt Nam đã chữa khỏi 1.717 bệnh nhân. 120.000 người đang cách ly chống dịch trên cả nước. Nhiều địa phương có dịch đã liên tiếp nhiều ngày không ghi nhận ca mắc.

Tính từ 18h ngày 21/02 đến 6h ngày 22/02, Việt Nam tạm thời không ghi nhận ca mắc mới. Cả nước hiện có 2.383 bệnh nhân, trong đó 1.484 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 791 ca ghi nhận tại 13 tỉnh, thành phố.

Trong đó, Hải Dương có 611 ca, Quảng Ninh (60), Gia Lai (27), Hà Nội (35), Bắc Ninh (5), Bắc Giang (2), TP. Hồ Chí Minh (36), Hoà Bình (2), Hà Giang (1), Điện Biên (3), Bình Dương (6), Hải Phòng (1), Hưng Yên (2).

Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, trừ Hải Dương vẫn đang ghi nhận ca mắc COVID-19. Tại các địa phương còn lại nhiều ngay nay cũng không ghi nhận ca bệnh , trong đó tính đến sáng ngày 22/2, Quảng Ninh đã trải qua 6 ngày không có ca mắc mới và 13 ngày không có ca mắc trong cộng đồng. Trước đó, ngày 8/2, Quảng Ninh đã công bố kiểm soát được dịch COVID-19.

Sáng 22/2, không có ca mắc mới Covid-19, Việt Nam chữa khỏi 1.717 bệnh nhân

Tính đến 6h ngày 22/2, Hà Nội đã qua 6 ngày chưa ghi nhận ca mắc mới COVID-19.

Tỉnh Gia Lai đã trải qua 11 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới. Toàn tỉnh hiện đã lấy mẫu và xét nghiệm hơn 46.000 người.

Tại TP. Hồ Chí Minh, đến thời điểm này chỉ còn 2 địa điểm phong tỏa liên quan đến COVID-19 tại quận Tân Bình: Lô F, chung cư Carillon, số 1 Trần Văn Danh, phường 13, quận Tân Bình; Đường Nguyễn Phúc Chu, phường 15, quận Tân Bình.

HCDC cho hay TP. Hồ Chí Minh đã 10 ngày không phát hiện trường hợp lây nhiễm mới trong cộng đồng và cơ bản đã kiểm soát được chuỗi lây nhiễm liên quan đến nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất (Đỉnh điểm ngày 8/2, TP. Hồ Chí Minh có đến 29 ca nhiễm COVID-19 đều liên quan đến chuỗi lây nhiễm sân bay Tân Sơn Nhất). Đây là cơ sở cho thành phố gỡ bỏ phong tỏa các địa điểm không còn nguy cơ.

Trước đó, từ ngày 8 -15/2, TP. Hồ Chí Minh liên tục phát thông báo hàng loạt địa điểm phong tỏa tại TP Thủ Đức và các quận, huyện cũng như yêu cầu người dân từng đến địa điểm mà ngành y tế kêu gọi để khai báo y tế vì liên quan đến các ca bệnh COVID-19. Đỉnh điểm rơi vào ngày 8/2 với 18 điểm phong tỏa.

HCDC cũng thông báo người từ Quảng Ninh đến TP. Hồ Chí Minh không còn cách ly tập trung, thay vào đó cách ly tại nhà 14 ngày hoặc tự theo dõi sức khỏe vì tỉnh này đã hết giãn cách xã hội.

Hiện chỉ còn 3 tỉnh có ca bệnh trong thời gian giám sát của thành phố đó là Hà Nội, Quảng Ninh và Gia Lai. Theo đó, người dân từ 3 địa phương này khi đến TP. Hồ Chí Minh phải cách ly tại nhà (trước 14 ngày rời địa phương) và tự theo dõi sức khỏe (sau 14 ngày rời địa phương).

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 120.827, trong đó:

Sáng 22/2, không có ca mắc mới Covid-19, Việt Nam chữa khỏi 1.717 bệnh nhân

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 588

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 12.984

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 107.255.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 1.717 bệnh nhân COVID-19.

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 69 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 39 ca, số ca âm tính lần 3 là 55 ca.

Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế có đến 82,5% không có biểu hiện lâm sàng; số biểu hiện lâm sàng nhẹ chiếm 14,7% và hiện còn 19 trường hợp nặng, tiên lượng nặng, nguy kịch. Trong đó, BN1536 đang điều trị tại BV Phổi Đà Nặng là bệnh nhân nặng nhất. BN1536 tuổi cao, có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường nhiều năm nay, bệnh nhân đã được chỉ định ECMO (tim phổi ngoài màng cơ thể) từ nhiều ngày nay.

Ngoài ra, có thêm 2 bệnh nhân nặng khác đang điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2 và BV dã chiến số 2 của Hải Dương. Hiện bệnh nhân tại BV Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2 đã can thiệp ECMO, bệnh nhân còn lại ở BV dã chiến số 2 của Hải Dương đang thở máy xâm nhập.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế tiếp tục tăng nhân lực hỗ trợ, chỉ đạo các địa phương, cơ sở y tế thực hiện tốt công tác điều trị cho người mắc bệnh. Hiện các cơ sở điều trị vẫn tiếp tục thực hiện tốt. Các y bác sĩ luôn nỗ lực, cố gắng để điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất.

Cùng với Bệnh viện dã chiến số 1 và 2, Bệnh viện dã chiến số 3 ở Hài Dương đã sẵn sàng đón bệnh nhân COVID-19 điều trị. Bệnh viện này có tổng số 239 giường bệnh. Ngành y tế tỉnh Hải Dương đã huy động 116 cán bộ y tế của các cơ sở y tế công lập trên địa bàn đến nhận nhiệm vụ.

Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).

Để sống chung an toàn với đại dịch COVID-19, người dân cần tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế: - Khẩu trang -Khử khuẩn -Khoảng cách -Không tụ tập - Khai báo y tế

Sáng 22/2, không có ca mắc mới Covid-19, Việt Nam chữa khỏi 1.717 bệnh nhân
Theo Thái Bình/SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm

Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm

Theo Cục Y tế dự phòng, thông tin từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, tại tỉnh Bình Định (huyện Phù Mỹ và huyện Vĩnh Thạnh) đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong do nhiễm cúm A(H1N1)pdm.