Số ca mắc COVID-19 tăng thêm 17.000 người, riêng Hà Nội 1.866 ca

 Bản tin dịch COVID-19 ngày 30/12 của Bộ Y tế cho biết có 17.000 ca mắc COVID-19 tại 61 tỉnh, thành phố, tăng hơn 3.100 ca so với hôm qua. Hà Nội vẫn có số mắc nhiều nhất với 1.866 ca; trong ngày 240 trường hợp tử vong; Cà Mau đăng ký bổ sung 2.886 ca

Thông tin về các ca mắc COVID-19 mới tại Việt Nam

Tính từ 16h ngày 29/12 đến 16h ngày 30/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 17.000 ca nhiễm mới, trong đó 20 ca nhập cảnh và 16.980 ca ghi nhận trong nước (tăng 3.107 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 11.404 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.866), Cà Mau (1.008), Tây Ninh (935), Hải Phòng (838), Khánh Hòa (788), Bình Phước (759), TP. Hồ Chí Minh (697), Bạc Liêu (666), Bình Định (620), Đồng Tháp (590), Vĩnh Long (586), Trà Vinh (579), Lâm Đồng (477), Thừa Thiên Huế (439), Hải Dương (299), Bắc Ninh (289), Phú Yên (289), Cần Thơ (287), Bình Thuận (277), An Giang (262), Quảng Nam (233), Hưng Yên (211), Tiền Giang (203), Kiên Giang (203), Bến Tre (196), Đà Nẵng (185), Thanh Hóa (182), Bà Rịa - Vũng Tàu (180), Sóc Trăng (180), Quảng Ninh (165), Đồng Nai (160), Hà Giang (160), Ninh Bình (160), Gia Lai (155), Hậu Giang (153), Quảng Ngãi (141), Sơn La (129), Nghệ An (123), Phú Thọ (104), Lạng Sơn (103), Nam Định (102), Đắk Nông (100), Hà Nam (98), Vĩnh Phúc (96), Bình Dương (96), Đắk Lắk (69), Quảng Trị (59), Cao Bằng (58), Thái Bình (58), Ninh Thuận (57), Long An (53), Thái Nguyên (50), Hòa Bình (47), Bắc Giang (46), Lào Cai (44), Tuyên Quang (21), Điện Biên (17), Yên Bái (14), Quảng Bình (13), Lai Châu (4), Bắc Kạn (1).

Ngày 30/12/2021, Sở Y tế Cà Mau đăng ký bổ sung 2.868 ca nhiễm tại Cà Mau trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin của người nhiễm.

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Phú Yên (-397), Vĩnh Long (-331), Đắk Lắk (-144).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Phước (+704), Hải Phòng (+567), Trà Vinh (+242).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.289 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.714.742 ca nhiễm, đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 17.383 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.709.042 ca, trong đó có 1.333.827 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 1 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (502.687), Bình Dương (290.564), Đồng Nai (97.540), Tây Ninh (74.333), Hà Nội (43.924).

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới

- Cả thế giới có 285.015.777 ca nhiễm, trong đó 252.750.819 ca khỏi bệnh; 5.441.306 ca tử vong và 26.823.652 ca đang điều trị (89.430 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 124.700 ca, tử vong tăng 2.642 ca.

- Châu Âu tăng 73.075 ca; Bắc Mỹ tăng 5.665 ca; Nam Mỹ tăng 240 ca; châu Á tăng 15.241 ca; châu Phi tăng 9.103 ca; châu Đại Dương tăng 21.376 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 5.946 ca, trong đó: Thái Lan tăng 3.037 ca, Philippines tăng 1.623 ca, Campuchia tăng 14 ca, Lào tăng 1.272 ca.

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 34.102 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.336.644 ca

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.336 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.484 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.198 ca

- Thở máy không xâm lấn: 165 ca

- Thở máy xâm lấn: 799 ca

- ECMO: 19 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 29/12 đến 17h30 ngày 30/12 ghi nhận 240 ca tử vong tại:

+ Tại TP. Hồ Chí Minh (37) trong đó có 7 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tây Ninh (3), Long An (2), Bình Phước (1), Bến Tre (1).

+ Tại các tỉnh, thành phố khác: Bình Dương (20), An Giang (16), Cần Thơ (16), Đồng Tháp (15), Vĩnh Long (15), Tiền Giang (14), Kiên Giang (13), Hà Nội (13), Sóc Trăng (12), Bà Rịa - Vũng Tàu (11), Long An (10), Tây Ninh (9), Bến Tre (8 ), Bình Thuận (6), Cà Mau (6), Trà Vinh (5), Phú Yên (5), Huế (2), Hậu Giang (2), Hải Phòng (1), Lạng Sơn (1), Lâm Đồng (1), Đắk Lắk (1), Bạc Liêu (1).

- Sở Y tế Thừa Thiên Huế bổ sung 51 ca tử vong từ ngày 31/7-29/125/2021.

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 227 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 32.168 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.221.374 mẫu tương đương 74.637.039 lượt người, tăng 112.881 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 29/12 có 1.070.466 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 149.318.658 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.518.183 liều, tiêm mũi 2 là 67.752.555 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 4.047.920 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

- Ngày 30/12, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến nội dung của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP về Quản lý trang thiết bị y tế. Hội nghị kết nối đến hơn 1.000 điểm cầu trên cả nước.

- Bộ Y tế xây dựng Công điện của Chính phủ về Về tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trước biến thể mới (Omicron) trong dịp Tết Dương lịch 2022.

- Bộ Y tế xây dựng kế hoạch bảo đảm công tác y tế, phòng chống dịch bệnh COVID-19 phục vụ kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khoá XV.

- Chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 đảm bảo tiêm đủ liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên; rà soát không bỏ sót đối tượng tiêm chủng và tổ chức tiêm vét cho tất cả người dân có đủ điều kiện tiêm chủng được tiêm đủ liều vaccine.

- Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; Chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.

- TP. Hà Nội: Xây dựng kịch bản mới, dựa trên tỷ lệ chuyển tầng điều trị, tử vong, không để quá tải ở tầng điều trị 2,3. Các quận huyện thị xã tiến hành xây dựng kịch bản mới phù hợp với tình hình hiện tại; các đơn vị cũng cần rà soát các địa bàn nguy cơ cao như khu cụm công nghiệp, làng nghệ, công trình xây dựng lớn, chợ, trường học, thường xuyên kiểm tra xử phạt nghiêm vi phạm.

- TP. Hồ Chí Minh: Triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm 2022. Theo đó, ngành y tế thành phố, các lực lượng tham gia phòng, chống dịch đảm bảo 100% quân số trong các ngày nghỉ để thực hiện công tác phòng, chống dịch.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.