Số mắc tay chân miệng tăng 4 lần, Bộ Y tế yêu cầu phòng chống khẩn

So với cùng kỳ năm 2020, số mắc tăng 4 lần và gia tăng chủ yếu khu vực miền Nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành phố như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang.

Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Hơn 17.400 ca mắc, 4 trường hợp tử vong vì tay chân miệng

Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước ghi nhận 17.451 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 04 trường hợp tử vong tại Kiên Giang (02), An Giang (01) và Long An (01). So với cùng kỳ năm 2020, số mắc tăng 4 lần và gia tăng chủ yếu khu vực miền Nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành phố như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang.

Số mắc tay chân miệng tăng 4 lần, Bộ Y tế yêu cầu phòng chống khẩn

Ảnh minh hoạ.

Bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm lây truyền qua đường tiêu hóa và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố, thường ghi nhận số mắc gia tăng vào khoảng thời gian từ tháng 4-5 và tháng 9-10 hàng năm.

Trẻ dễ bị nhiễm bệnh do liên quan đến thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo, đặc biệt kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên. Ngày 01/4/2021, Bộ Y tế đã có văn bản số 2289/BYT-DP về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh mùa hè.

Giảm đến mức thấp nhất số trường hợp mắc, tử vong

Để tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, nhằm giảm đến mức thấp nhất số trường hợp mắc, tử vong, không để dịch bệnh lan rộng và kéo dài, ngày 6/4/2021 Bộ Y tế đã có Công văn số 2527/BYT-DP gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị chỉ đạo triển khai một số nội dung về tăng cường phòng chống dịch tay chân miệng.

Cụ thể: Tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ phù hợp tới người dân về các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, triển khai tích cực các hoạt động vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; thực hiện tốt vệ sinh môi trường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch và giữ gìn đồ chơi cho trẻ sạch; đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh; chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình, các báo địa phương ưu tiên phát sóng và đưa các thông điệp, khuyến cáo về phòng chống bệnh tay chân miệng.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai mạnh mẽ các hoạt động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là tại nhà trẻ, trường mẫu giáo; yêu cầu các cơ sở giáo dục phải có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng và có vị trí thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho người chăm sóc trẻ và trẻ em thực hiện rửa tay bằng xà phòng; thực hiện vệ sinh lớp học, làm sạch bề mặt bàn ghế học tập và đồ chơi hàng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời.

Ngành Y tế tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, xử lý triệt để tránh để dịch lây lan ra diện rộng; tổ chức tốt việc phân tuyến điều trị tại các bệnh viện, hạn chế việc chuyển tuyến các bệnh nhân trong khả năng điều trị nhằm giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên; phân luồng khám bệnh, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân; lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong.

Thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị, đặc biệt phòng việc lây nhiễm chéo giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác; đồng thời tham mưu kịp thời cho Ủy ban nhân dân các cấp các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh của địa phương.

UBND các tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định kịp thời bổ sung kinh phí theo đề xuất của Sở Y tế và các đơn vị liên quan để đảm bảo nhu cầu đáp ứng phòng chống dịch bệnh, sẵn sàng cơ số thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn.

Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra và hỗ trợ các địa phương, có biện pháp chỉ đạo kịp thời và phù hợp, giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng chống dịch bệnh và chỉ đạo khắc phục các tồn tại của địa phương, tập trung cao độ các biện pháp phòng chống để ngăn chặn tình trạng dịch bệnh tay chân miệng lan rộng, kéo dài.

Theo D.Hải/SK&ĐS

Đọc thêm

Bài cuối: Khơi dậy năng lực, y đức, khát vọng cống hiến của đội ngũ y, bác sỹ

Bài cuối: Khơi dậy năng lực, y đức, khát vọng cống hiến của đội ngũ y, bác sỹ

“Khắc ghi lời Bác dạy “Lương y phải như từ mẫu”, phát huy truyền thống vẻ vang của ngành y tế nước nhà, ngành Y tế Hà Tĩnh tiếp tục đoàn kết, nỗ lực vượt khó, xây dựng chiến lược, giải pháp đột phá, khơi dậy mạnh mẽ năng lực, y đức, khát vọng cống hiến của đội ngũ y, bác sỹ nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, xứng đáng với niềm tin yêu của Nhân dân” - Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với Báo Hà Tĩnh nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025).
Nơi bệnh nhân ung thư ở Hà Tĩnh trao gửi niềm tin

Nơi bệnh nhân ung thư ở Hà Tĩnh trao gửi niềm tin

Luôn chú trọng nâng cao năng lực, trau dồi, phát triển chuyên môn, đội ngũ y bác sỹ tại Khu Xạ trị kỹ thuật cao BVĐK Hà Tĩnh đã trở thành điểm tựa để người bệnh gửi gắm niềm tin, hy vọng.
Bài 3: “Chim đầu đàn” tiếp tục bay cao

Bài 3: “Chim đầu đàn” tiếp tục bay cao

Gánh trên vai sứ mệnh của cơ sở y tế đầu ngành ở Hà Tĩnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh luôn trăn trở tìm hướng bứt phá cả về năng lực khám chữa bệnh, cơ sở hạ tầng lẫn chất lượng dịch vụ. Những bước đi bài bản, đầu tư chiến lược của đơn vị cùng sự đồng hành hiệu quả của tỉnh đang giúp bệnh viện xây dựng thương hiệu bền vững, ngày càng nâng cao năng lực điều trị các loại bệnh khó và tạo được niềm tin trong Nhân dân.
Sáng ngời tấm lòng lương y

Sáng ngời tấm lòng lương y

Suốt chặng đường phấn đấu, trưởng thành, mỗi cán bộ, nhân viên ngành Y tế Hà Tĩnh không ngừng nỗ lực để viết nên câu chuyện xúc động về “lương y như từ mẫu”.
Bài 1: Chuyện về "tấm khiên" ở tuyến cơ sở

Bài 1: Chuyện về "tấm khiên" ở tuyến cơ sở

Mạng lưới y tế xã, phường được ví như những “tấm khiên” vững chắc trên tuyến đầu bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Dẫu còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, song, đội ngũ y, bác sỹ và nhân viên y tế tuyến cơ sở luôn nêu cao tấm lòng “từ mẫu”, trau dồi nghiệp vụ và thầm lặng cống hiến. Trong bức tranh chung đó, Trạm Y tế Tân Lâm Hương (TP Hà Tĩnh) là một điểm sáng về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân.