Sức sống mới nơi tâm lũ đi qua

(Baohatinh.vn) - Đi qua trận đại hồng thủy cuối tháng 10/2020 với thiệt hại nặng nề nhất trên toàn tỉnh Hà Tĩnh nhưng với nhiều nỗ lực, đến nay, màu xanh no ấm đã hồi sinh nơi “tâm lũ” Cẩm Xuyên.

Sức sống mới nơi tâm lũ đi qua

Ruộng ngô xanh ngút mắt được “hồi sinh” ở vùng hạ du Kẻ Gỗ - nơi ngập lụt nặng nhất trong trận lũ lịch sử hồi tháng 10/2020.

Trên những ruộng ngô xanh ngút ngàn dọc bờ sông Ngàn Mọ (xã Cẩm Mỹ), người dân đang hối hả vun gốc, chăm sóc để chờ ngày thu hoạch. Hơn 3 tháng trước, nơi đây là tâm điểm của trận lũ lụt lịch sử, thế nhưng, từ bàn tay vun trồng của người dân, màu xanh no ấm đã hồi sinh. Trở lại 6 xã vùng hạ du hồ Kẻ Gỗ - nơi bị cô lập hoàn toàn trong trận đại hồng thủy hồi tháng 10/2020, chúng tôi chứng kiến thanh sắc của một cuộc sống mới đang hiện hữu. Trên những bức tường vẫn còn ngấn nước, người dân cũng đã kịp trang hoàng đèn hoa lộng lẫy để đón xuân sang.

Sức sống mới nơi tâm lũ đi qua

Toàn cảnh ngập lụt nặng trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên và vùng phụ cận hồi cuối tháng 10/2020

Ông Hà Văn Bình - Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Trận lũ lịch sử đã gây thiệt hại nặng nề trên địa bàn huyện khi làm 1 người chết, 85 người bị thương, 40 km đường giao thông, 120 cầu cống sạt lở và nhiều công trình dân sinh cùng nhiều tài sản của Nhân dân bị cuốn trôi, hư hỏng nặng. Tổng thiệt hại toàn huyện ước tính gần 1.700 tỷ đồng. Dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng nhờ sự trợ giúp của cộng đồng xã hội, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và toàn thể Nhân dân, Cẩm Xuyên đang hồi sinh nhanh chóng”.

Sức sống mới nơi tâm lũ đi qua

Người dân Cẩm Xuyên trồng dưa chuột Nhật Bản trong nhà màng để nâng cao năng suất và chất lượng.

Hiện nay, màu xanh của hơn 1.200 ha rau màu đã gần như phủ kín ruộng đồng từng mênh mông nước lũ. Mưa lũ cuốn đi bao thành quả xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) thì nay, người dân đã sớm khắc phục. “Gói lại” năm 2020, toàn huyện có 18/23 chỉ tiêu KT-XH đạt và vượt kế hoạch. Riêng lĩnh vực NTM, Cẩm Xuyên có 2 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; thêm 12 thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu, 136 vườn mẫu, 8 sản phẩm OCOP đạt 3 sao…

Đặc biệt, dù khó khăn nhưng Cẩm Xuyên vẫn thu ngân sách đạt 414 tỷ đồng, tăng 47,9% so với năm 2019 và vượt 38% kế hoạch. Đây là năm vượt thu cao nhất từ trước đến nay của địa phương.

Sức sống mới nơi tâm lũ đi qua

Đường về thôn Thanh Mỹ, xã Cẩm Quan

“Mưa lũ làm chậm tiến độ về đích huyện NTM theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tuy nhiên, sau lũ, bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, địa phương đã khắc phục khó khăn để hoàn thành cơ bản các tiêu chí. Còn lại 2 tiêu chí đạt 90% khối lượng công việc, chúng tôi sẽ tập trung hoàn thành ngay sau tết Nguyên đán Tân Sửu” - Bí thư Huyện ủy Phạm Đăng Nhật cho hay.

Xuân này, huyện Cẩm Xuyên có trên 170 gia đình khó khăn được đón tết trong những ngôi nhà mới khang trang. Vùng đất lũ đang thực sự hồi sinh từ những đàn gà, hạt giống… mà chính quyền cùng các tổ chức từ thiện trao tặng cho người dân.

Sức sống mới nơi tâm lũ đi qua

Người dân xã Cẩm Duệ, Cẩm Xuyên dựng cây nêu vui đón xuân Tân Sửu

Đến những ngôi nhà tình nghĩa vừa được xây dựng sau lũ, chúng tôi mới cảm nhận hết niềm vui, không khí ấm no của người dân. Bà Trần Thị Hiền (tổ dân phố 4A, thị trấn Cẩm Xuyên) phấn khởi: “Nhờ chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm mà tết này cả gia đình được đón xuân trong ngôi nhà mới khang trang. Có nhà mới, mẹ con chúng tôi không còn lo mỗi khi mưa bão về nữa rồi”.

Sức sống mới nơi tâm lũ đi qua

Năm 2021, Cẩm Xuyên tiếp tục khai thác lợi thể du lịch biển Thiên Cầm để phát triển kinh tế. (Ảnh: Hương Thành)

Trong những thanh sắc của cuộc sống mới, “tâm lũ” Cẩm Xuyên đang đón xuân tràn đầy niềm tin và hy vọng. Đây là động lực để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Cẩm Xuyên tiến tới mục tiêu hoàn thành xây dựng huyện NTM nâng cao trước năm 2025, có nông nghiệp - dịch vụ và du lịch phát triển theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Gieo chữ nơi đảo xa..!

Gieo chữ nơi đảo xa

Giữa muôn trùng biển khơi, các thầy giáo nơi huyện đảo Trường Sa vẫn ngày đêm cần mẫn trên từng trang giáo án. Những bài giảng của thầy đã bồi đắp thêm kiến thức, niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước cho những mầm non nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Nghị định số 177 ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Cúm hoành hành xuyên Tết, nhiều ca bệnh diễn biến nặng đẩy Tamiflu trở thành "hàng nóng", giá tăng vọt, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm từ việc tự ý sử dụng thuốc này.
Hương Sơn nỗ lực "phủ sóng" bảo hiểm y tế

Hương Sơn nỗ lực "phủ sóng" bảo hiểm y tế

Năm 2025, Bảo hiểm Xã hội huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ trên 96,5% dân số nhằm góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.