Tất bật phục hồi cây đào sau tết Nguyên đán

(Baohatinh.vn) - Những ngày sau tết Nguyên đán Giáp Thìn, các nhà vườn trồng đào ở Hà Tĩnh lại tất bật với công việc phục hồi hàng trăm gốc đào để bán vào mùa tết năm sau.

Tất bật phục hồi cây đào sau tết Nguyên đán

Sau những ngày nghỉ tết, các chủ vườn ở Hà Tĩnh lại khẩn trương thu gom những gốc đào về chăm sóc, cắt tỉa, tạo dáng với hy vọng cây ra hoa đúng dịp tết năm sau để có thêm thu nhập.

Tất bật phục hồi cây đào sau tết Nguyên đán

Ông Trương Xuân Huy (phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh) cho biết: "Năm nay, vườn đào của gia đình tôi trồng hơn 200 gốc, may mắn thời tiết thuận lợi nên hoa nở đúng dịp tết, khách hàng vào tận vườn thu mua hết. Để có đào phục vụ thị trường năm sau, ngay từ mồng 6 tết, tôi tranh thủ thu gom các cây đào đã chơi tết xong của khách quen về trồng".

Tất bật phục hồi cây đào sau tết Nguyên đán

Cũng theo ông Huy, do việc chăm sóc mất nhiều thời gian, công sức nên ông chỉ chọn những gốc đào khỏe, dáng đẹp, nhiều năm tuổi, có khả năng phục hồi nhanh sau khi trồng lại. Hiện tại, ông đã thu gom và trồng mới được hơn 150 gốc, những ngày tới gia đình ông sẽ tiếp tục gom đào về trồng.

Tất bật phục hồi cây đào sau tết Nguyên đán

Đào sau khi được trồng cẩn thận sẽ được nhà vườn tưới nước để cây sớm bén rễ, phát triển.

Tất bật phục hồi cây đào sau tết Nguyên đán

Với hơn 7 năm kinh nghiệm trồng đào, ông Nguyễn Văn Thanh (phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh) cho biết: "Đối với việc trồng đào thì việc cắt tỉa cành là bước rất quan trọng, giúp cây không lãng phí chất dinh dưỡng nuôi cành, từ đó giúp cây có cành mới mập mạp, nhiều chồi lộc và nhiều hoa hơn. Ngoài ra, việc trồng, chăm sóc đào phải đảm bảo đúng quy trình, kỹ thuật ngay từ những ngày đầu để đảm bảo sự phát triển, sinh trưởng của cây".

Tất bật phục hồi cây đào sau tết Nguyên đán

Từ sau tết Nguyên đán đến nay, ông Thanh đã thu gom và trồng mới được gần 200 gốc. Hiện tại, ông vẫn đang liên hệ các chỗ quen để gom đào về trồng.

Tất bật phục hồi cây đào sau tết Nguyên đán

Theo các nhà vườn, sau khi lấy đào về, phải thay đất, tỉa rễ, bỏ phân, tưới nước..., sau đó tỉa cành, tỉa búp còn sót lại để đào phục hồi sau thời gian “căng sức” nuôi hoa cho khách chưng tết. Đến khoảng tháng 8 âm lịch là công đoạn uốn cành để tạo dáng, thế. Gần tết thì tuốt lá, bón phân... để cây nở hoa đúng ngày tết.

Tất bật phục hồi cây đào sau tết Nguyên đán

Thời điểm này, người trồng đào ở các làng đào có tiếng như: Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà), Cẩm Hưng (Cẩm Xuyên)... cũng đang tranh thủ thời gian thu gom, chăm sóc những gốc đào sau thời gian chơi tết của khách hàng. Thời tiết sau tết nắng ráo rất thuận lợi cho quá trình “hồi sinh” của cây.

Tất bật phục hồi cây đào sau tết Nguyên đán

Ông Trần Văn Tuấn (thôn Kim Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn) cho biết: "Tranh thủ những ngày trời nắng đẹp sau tết, tôi và các nhà vườn khác trên địa bàn thôn đã khẩn trương đi thu mua lại các gốc đào khách đã chơi tết xong về trồng lại. Từ mồng 7 tết đến nay, tôi đã mua lại được hơn 160 gốc, với giá từ 150 - 400 nghìn đồng/gốc. Hy vọng năm nay thời tiết thuận lợi để đào ra hoa, nở đúng dịp để bà con bán được giá cao".

Tất bật phục hồi cây đào sau tết Nguyên đán

Những gốc đào đang bước vào quá trình “hồi sinh”, mang theo mong ước của người trồng về một năm thời tiết thuận lợi để đào nở đúng dịp.

Video: Người dân Hà Tĩnh tất bật trồng đào sau tết.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.