Tết sớm của đồng bào Việt trên đất bạn Lào

(Baohatinh.vn) - Khi tiết trời vào hanh khô, cành đào trước ngõ bắt đầu khoe sắc cũng là lúc những người con đất Việt đang làm ăn, sinh sống trên đất nước bạn Lào hân hoan chuẩn bị đón tết cổ truyền dân tộc.

Tết sớm của đồng bào Việt trên đất bạn Lào

Quân y biên phòng cùng người dân Thọong Pẹ trang trí đường vào bản để chuẩn bị đón tết cổ truyền của người Việt.

Dẫu đã ở đất Lào hơn 20 năm, con cháu đều đã sang đây làm ăn, sinh sống nhưng chị Nguyễn Thị Hảo (48 tuổi, quê ở xã Bình An, huyện Lộc Hà; hiện sống ở thị trấn Lạc Xao, huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) vẫn không quên tết cổ truyền dân tộc.

Những ngày này, dù rất bận rộn nhưng chị Hảo vẫn tranh thủ lau chùi nhà cửa, dọn bàn thờ, mua quần áo đẹp cho các cháu, đặt hàng 2 chậu mai cùng một số thực phẩm đặc trưng từ quê gửi sang để tết mang đậm không khí thuần Việt.

Tết sớm của đồng bào Việt trên đất bạn Lào

Chị Nguyễn Thị Hảo chế biến món bò giằng để vừa phục vụ gia đình vừa bán cho khách quen ăn tết.

Chị Hảo chia sẻ: “Để ngày tết được đoàn viên, vui vẻ, những ngày này, tôi đang gấp rút phơi sấy thịt bò giằng giao đủ cho khách và sắp xếp quán hàng để nghỉ bán trước ngày 22/12 âm lịch, sau cúng ông Táo là nghỉ ngơi để đón tết luôn.

Với mong muốn có một cái tết đầm ấm, tôi cũng đã nhắc nhở con cháu hiện đang sinh sống và buôn bán ở thị xã Thakhek (tỉnh Khăm Muồn) thu xếp công việc để nghỉ tết sớm. Đại gia đình sẽ về Lạc Xao đoàn viên cùng bố mẹ khoảng 10 ngày”.

Tết sớm của đồng bào Việt trên đất bạn Lào

Ông Vừ Sống Dở báo với tổ tiên việc mình đã chọn được con gà trống đẹp nhất và xin phép sẽ giết thịt để cúng giao thừa.

Không khí đón tết cổ truyền cũng đang rậm rịch trong ngôi nhà ông Vừ Sống Dở (76 tuổi, người Mông, gốc Việt đang sống ở bản Thọong Pẹ), gia đình có gốc tích từ huyện Kỳ Sơn (Nghệ An).

Để đón tết, ông Vừ Sống Dở đã yêu cầu vợ con chuẩn bị lợn béo, gà ngon cách đây hơn 3 tháng, rau sạch được trồng đầy đủ trong vườn. Ngoài nhà cửa được lau dọn sạch sẽ, cờ Tổ quốc và ảnh lãnh tụ 2 nước đã được treo lên, ông Vừ Sống Dở cũng đã dặn người quen cành đào đẹp nhất để chưng tết.

Tết sớm của đồng bào Việt trên đất bạn Lào

Gia đình chị Fèng (người thân ông Vừ Sống Dở) chuẩn bị con lợn béo nhất cho dịp tết cổ truyền.

Ông Vừ Sống Dở khoe: “Gia đình sang đây được 34 cái tết nhưng tôi vẫn luôn nhớ về quê hương và năm nào cũng tổ chức ăn tết cổ truyền trên đất Lào. Năm nay, ngoài bố trí cho người con thứ 2 về quê Nghệ An, gần 50 thành viên còn lại trong đại gia đình sẽ quây quần ở nhà tôi để ăn tết 1 tuần.

Đây là dịp nghỉ ngơi, hội ngộ, mọi người được ăn uống thỏa thích nhưng cũng là cơ hội để lớp tuổi già như tôi nhắc nhở, răn dạy con cháu phải luôn nhớ về tổ tiên, cội nguồn, gốc tích của mình”.

Tết sớm của đồng bào Việt trên đất bạn Lào

Một gia đình người Lào gốc Việt ở bản Na Pê, huyện Khăm Cợt sơ chế thịt để chuẩn bị cho dịp tết sắp tới.

Tết đến xuân về cũng là lúc nỗi nhớ cố hương của những người già như cụ Vừa Lìa Tu (82 tuổi ở bản Thọong Pẹ) trở nên da diết. Vì bản thân tuổi cao sức yếu, con cháu bận bịu, đường sá xa xôi nên tết năm nay cụ và các con, cháu không về Việt Nam thăm thân, đón tết được.

Để thỏa nỗi nhớ quê, ngoài việc yêu cầu con cháu phải tạo dựng một khoảnh vườn đầy rau xanh và mang phong cách, bối cảnh xưa ở Việt Nam, cụ Lìa Tu còn nhắc nhở mọi người chuẩn bị cành đào, mổ lợn, gói bánh, muối hành... để mời anh em, xóm giềng, khách tình đến đón tết với gia đình.

Tết sớm của đồng bào Việt trên đất bạn Lào

Gia đình ông Tít Viêng Kiêng Thà Vì (Trưởng bản Na Pê) tranh thủ gói bánh ăn tết sớm để kịp về Việt Nam thăm thân và đón tết.

Hòa chung trong không khí chuẩn bị đón tết cổ truyền của những người con đất Việt xa quê, gần 700 hộ dân với khoảng 5.000 nhân khẩu là những người Lào gốc Việt đang gấp rút chuẩn bị, rậm rịch sắm tết.

Mọi người, mọi nhà, ai nấy cũng đều rạng ngời nụ cười hạnh phúc, hào hứng đón chào đón năm mới với mong ước quanh năm được khỏe mạnh, hạnh phúc, làm ăn gặp gỡ, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và mọi điều tốt lành sẽ đến.

Tết sớm của đồng bào Việt trên đất bạn Lào

BĐBP Hà Tĩnh đến các gia đình người Lào gốc Việt ở khu vực biên giới hỏi thăm tình hình chuẩn bị tết

Ông Tít Viêng Kiêng Thà Vì - Trưởng bản Na Pê (huyện Khăm Cợt, tỉnh BoliKhămxay) phấn khởi khoe: “Bản tôi có 250 nóc nhà thì có đến 93% là người có gốc tích từ làng Chè của xã Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) nên hầu hết các gia đình đều đón tết cổ truyền rất to và đậm không khí thuần Việt.

Dù xa quê đã lâu nhưng chúng tôi đón tết vẫn giữ nét xưa cũ như: cúng mời tổ tiên và những người đã khuất về ăn tết, đi nhà thân chúc tết, mừng tuổi thọ người già, mừng tuổi trẻ nhỏ, làm bánh chưng, giết lợn, mổ bò, ăn hành muối...”

Tết sớm của đồng bào Việt trên đất bạn Lào

Bên ánh lửa hồng và nồi bánh chưng xanh, quân y biên phòng và những người dân nước bạn cùng nhau cất vang những bài ca về tình đoàn kết Việt - Lào.

Trung tá, bác sỹ Nguyễn Việt Đức - Trạm trưởng Trạm xá Quân dân y kết hợp Thọong Pẹ (huyện Khăm Cợt) cho biết: “Để hòa chung với niềm vui của bà con người Việt làm ăn, sinh sống khu vực biên giới, chúng tôi đã động viên, khuyến khích mọi người ăn tết theo truyền thống, lưu giữ các tập tục tốt đẹp của quê hương. Chúng tôi cũng ngày đêm bám trạm, bám bản để chăm sóc sức khỏe cho bà con cư dân biên giới trong dịp tết, triển khai các biện pháp bảo vệ biên giới từ xa trong dịp cao điểm”.

Chủ đề Vì chủ quyền An ninh biên giới

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.