Thạch Long tập trung cao trong “cuộc chiến” với dịch Covid-19

(Baohatinh.vn) - Ngày thứ 2 dịch Covid-19 xâm nhập địa bàn, chính quyền và Nhân dân xã Thạch Long (huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh) đã kịp chuyển từ thế bị động sang chủ động trong “cuộc chiến” với dịch Covid-19.

Thạch Long tập trung cao trong “cuộc chiến” với dịch Covid-19

Sau khi ghi nhận ca nhiễm Covid-19 vào sáng sớm 28/6, 4 chốt phong tỏa tại 2 thôn Đông Hà 1 và Đông Hà 2 (xã Thạch Long) đã được thành lập với 628 hộ dân và gần 3.000 nhân khẩu đang sinh sống.

Đảm bảo nhu yếu phẩm cho 100% hộ dân thuộc vùng phong tỏa

Bước sang ngày thứ 2, gần 3.000 người dân tại 2 thôn Đông Hà 1 và Đông Hà 2 đang dần thích nghi với cuộc sống ở vùng phong tỏa, tuân thủ nghiêm quy định phòng, chống dịch.

Chị Nguyễn Thị Danh (thôn Đông Hà 1) chia sẻ: “Bên cạnh việc chuẩn bị đồ ăn, thức uống hằng ngày, tôi đã kịp thời nhờ người thân ở nơi khác mua sắm thiết bị bảo hộ y tế như khẩu trang, nước sát khuẩn, nước muối... Do 2 thôn cùng có chung đặc trưng là nhà cửa san sát nhau, lại có nhiều thế hệ sinh sống trong một nhà nên nguy cơ lây nhiễm cao; do vậy, vấn đề bảo đảm sức khỏe được đặt lên hàng đầu".

Thạch Long tập trung cao trong “cuộc chiến” với dịch Covid-19

Chị Nguyễn Thị Danh (thôn Đông Hà 1) chủ động chuẩn bị nhu yếu phẩm, đảm bảo cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày của gia đình.

Để đảm bảo đời sống cho người dân trong khu vực phong tỏa, cấp ủy, chính quyền địa phương đã nhanh chóng rà soát danh sách các hộ nghèo, hộ neo đơn... để có phương án cung ứng các nhu yếu phẩm cần thiết.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Thạch Long Nguyễn Phi Trưng cho biết: "Ở thời điểm hiện tại, 628 hộ dân vẫn có thể tự túc nên trước mắt, chúng tôi ưu tiên kêu gọi hỗ trợ sữa, đồ ăn cho lực lượng trực chốt tại vòng ngoài. Tuy nhiên, các hộ này chủ yếu làm ngư nghiệp, kinh doanh dịch vụ nên gạo, thịt cá, rau củ... sẽ khó duy trì trong những ngày tới.

Bắt đầu từ hôm nay, xã đã vận động bà con, cộng đồng giáo dân, con em xa quê quyên góp nhu yếu phẩm cho người dân vòng trong và tất cả công dân F1 của Thạch Long. Đồng thời, thành lập tổ hỗ trợ gồm cán bộ địa phương, cán bộ thôn xóm nằm trong khu vực bị phong tỏa để kịp thời giúp đỡ bà con khi cần thiết".

Thạch Long tập trung cao trong “cuộc chiến” với dịch Covid-19

Công tác hậu cần, tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân Thạch Long đang được gấp rút triển khai.

Ngoài ra, các tổ chức, đoàn thể như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... cũng luôn sát cánh, đồng hành bằng việc triển khai hàng loạt hoạt động thiết thực nhằm ổn định cuộc sống người dân.

Theo Bí thư Đoàn xã Thạch Long Nguyễn Thị Hằng, Đoàn xã đang tiếp tục kêu gọi xã hội hóa chương trình tiêu thụ nông sản và hỗ trợ thiết bị y tế cho người dân vùng phong tỏa.

"Khóa chặt" mọi nguy cơ lây nhiễm chéo

Thạch Long tập trung cao trong “cuộc chiến” với dịch Covid-19

Cán bộ y tế đến lấy mẫu xét nghiệm tại nhà cho người dân.

Với sự vào cuộc kịp thời, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, người dân Thạch Long chưa cần phải lo lắng nhiều về lương thực, thực phẩm. Điều quan trọng nhất hiện nay, bà con cần khai báo trung thực, đầy đủ với các cơ quan chức năng; đồng thời, tuân thủ nghiêm khuyến cáo của Bộ Y tế.

Thạch Long tập trung cao trong “cuộc chiến” với dịch Covid-19

Bà Nguyễn Thị Loan (thôn Đông Hà 1) mong muốn tất cả mọi người dân đều ý thức, tự giác trong khai báo y tế.

Bà Nguyễn Thị Loan (thôn Đông Hà 1) bộc bạch: “Sau 2 ngày phong tỏa, tôi và người dân trong thôn thường xuyên liên lạc qua điện thoại, nhắc nhở nhau phải thật bình tĩnh, không hoang mang trước mọi thông tin liên quan đến dịch bệnh.

Tôi cũng mong muốn tất cả mọi người dân khi đến các địa điểm từng xuất hiện ca dương tính đều ý thức, tự giác cao trong vấn đề khai báo y tế bởi đó là yếu tố hàng đầu nhằm giúp cơ quan chức năng sớm khoanh vùng, dập dịch”.

Thạch Long tập trung cao trong “cuộc chiến” với dịch Covid-19

Ngư dân chằng néo thuyền, ở yên trong nhà trong thời điểm dịch đang diễn biến phức tạp.

Các thôn Đông Hà 1, Đông Hà 2 có đặc thù là mật độ dân tập trung đông, nhà cửa được xây dựng san sát nhau dẫn tới công tác phòng, chống dịch rất khó khăn.

Nhận diện nguy cơ cao từ đợt dịch này, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Thạch Hà, xã Thạch Long đã kịp thời, nhanh chóng đưa ra các phương án nhằm hạn chế sự lây lan của dịch và nâng cao việc tuân thủ, chấp hành của người dân.

Thạch Long tập trung cao trong “cuộc chiến” với dịch Covid-19

Đoàn viên thanh niên xã Thạch Long hỗ trợ lực lượng chức năng trong triển khai các công tác phòng, chống dịch.

Trước mắt, ngành chức năng đã triển khai ngay việc lấy mẫu xét nghiệm Realtime RT-PCR cho 1.000 hộ dân đang sinh sống tại xã Thạch Long (trừ 2 thôn Đông Hà 1 và Đông Hà 2). Đồng thời, thực hiện test nhanh kháng nguyên cho các đối tượng nguy cơ lây nhiễm cao; tiếp tục truy vết các trường hợp liên quan đến các F1 có nguy cơ trở thành F0; thiết lập thêm khu phong tỏa vùng trong, nơi các ca bệnh F0 mới được phát hiện đang sinh sống tại thôn Đông Hà 2 (xã Thạch Long).

Thạch Long tập trung cao trong “cuộc chiến” với dịch Covid-19

Cán bộ y tế tiến hành kiểm tra lại các mẫu xét nghiệm đã được lấy tại thôn Đông Hà 1 và thôn Đông Hà 2.

Theo Chủ tịch UBND xã Thạch Long Phan Tố Hoài: Cùng với việc vận động người dân tự giác khai báo y tế, ký cam kết đối với các trường hợp F2; xã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật đối với những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm như: che giấu, không khai báo y tế hoặc khai báo gian dối, thông tin sai sự thật, từ chối hoặc trốn tránh biện pháp hoặc không thực hiện biện pháp cách ly theo quy định, không chấp hành các biện pháp phòng dịch...

Đồng thời, địa phương cắt cử lực lượng thường xuyên tuần tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy định trong khu vực phong tỏa và có biện pháp cứng rắn đối với những trường hợp không chấp hành nghiêm.

“Đặc biệt, chính quyền xã Thạch Long đã vận động, kêu gọi sự vào cuộc của các linh mục, ban hành giáo, quản xứ... nhằm nâng cao nhận thức của người dân, từ đó, có sự đồng thuận và phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương. Lần bùng phát dịch Covid-19 trên địa bàn này là bài học đắt giá để người dân ý thức về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong công tác phòng, chống dịch bệnh” - Chủ tịch UBND xã Thạch Long Phan Tố Hoài cho biết thêm.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?
Hà Tĩnh xuất hiện nhiều ca bệnh Covid-19

Hà Tĩnh xuất hiện nhiều ca bệnh Covid-19

Từ đầu năm đến nay, trên thế giới ghi nhận số ca mắc Covid-19 gia tăng đáng kể. Tại Hà Tĩnh, số ca bệnh cũng có xu hướng tăng nhẹ và lây nhiễm trong cộng đồng.
Thực hư "thần y” chữa bách bệnh ở Hà Tĩnh

Thực hư "thần y” chữa bách bệnh ở Hà Tĩnh

BVĐK Hà Tĩnh liên tục tiếp nhận các ca biến chứng nghiêm trọng do tiêm, chuyền tại cơ sở chữa bệnh “chui”. Thực trạng này cảnh báo tình trạng tùy tiện trong chữa bệnh, đẩy nhiều người vào cảnh tiền mất, tật mang.