Thêm 14 ca mắc Covid-19, trong đó 1 ca tại Hà Nội

Bản tin 18h chiều ngày 12/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đã ghi nhận thêm 14 ca mắc mới COVID-19, trong đó 1 ca ghi nhận tại Hà Nội (có địa chỉ Hải Dương), 13 ca tại Đà Nẵng.

CA BỆNH 867 (BN867): Nam, 63 tuổi; ở Bình Giang, Hải Dương. Ngày 31/7/2020, bệnh nhân có ho, mệt mỏi. Ngày 8/8/2020, bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, sau đó về nhà con gái tại Thanh Trì, Hà Nội.

Ngày 9/8/2020 khám và nhập Bệnh viện Thanh Nhàn với chẩn đoán viêm phổi nặng, ngày 10/8/2020 lấy mẫu gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội, kết quả lần 1 âm tính.

Ngày 11/8/2020 lấy mẫu lần 2, kết quả xét nghiệm Bệnh viện Thanh Nhàn và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội đều dương tính với SARS-CoV-2.

Thêm 14 ca mắc Covid-19, trong đó 1 ca tại Hà Nội

CA BỆNH 868 (BN868): Nữ, 58 tuổi; ở Thanh Khê, Đà Nẵng. Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng từ ngày 19-25/7/2020.

CA BỆNH 869 (BN869): Nữ, 83 tuổi; ở Hòa Vang, Đà Nẵng. Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng trong thời gian 04-08/7/2020 và 11-19/7/2020.

CA BỆNH 870 (BN870): Nữ, 35 tuổi; ở Điện Bàn, Quảng Nam. Bệnh nhân là con và có tiếp xúc với BN478.

CA BỆNH 871 (BN871): Nữ, 59 tuổi; ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Bệnh nhân là vợ của BN825. - CA BỆNH 872 (BN872) Nam, 56 tuổi; ở Hòa Vang, Đà Nẵng. Bệnh nhân tiếp xúc với BN823 và tiếp xúc với mẹ là BN873.

CA BỆNH 873 (BN873): Nữ, 77 tuổi; ở Hòa Vang, Đà Nẵng. Bệnh nhân có đến Bệnh viện Đà Nẵng điều trị và có tiếp xúc với con dâu là BN823.

CA BỆNH 874 (BN874): Nữ, 56 tuổi; ở Hải Châu, Đà Nẵng. Là vợ bệnh nhân BN666.

CA BỆNH 875 (BN875): Nữ, 26 tuổi; Liên Chiểu, Đà Nẵng. Là sinh viên thực tập tại Bệnh viện Đà Nẵng và trong thời gian từ ngày 15-24/7/2020 có tiếp xúc với 2 nhân viên y tế là BN435 và BN574.

Các ca bệnh 868-875 (BN868-875) được lấy mẫu ngày 11/8/2020, kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

CA BỆNH 876 (BN876): Nam, 51 tuổi; ở Duy Xuyên, Quảng Nam - CA BỆNH 877 (BN877): Nam, 41 tuổi; ở Thanh Khê, Đà Nẵng

CA BỆNH 878 (BN878): Nam, 30 tuổi; ở Hải Châu, Đà Nẵng

CA BỆNH 879 (BN879): Nam, 33 tuổi; ở Hải Châu, Đà Nẵng

CA BỆNH 880 (BN880): Nam, 46 tuổi; ở Thanh Khê, Đà Nẵng Các ca bệnh 877-880 (BN877-880) ghi nhận tại Đà Nẵng đang được điều tra, bổ sung thông tin dịch tễ.

Tổng số ca mắc: 880 ca

Thêm 14 ca mắc Covid-19, trong đó 1 ca tại Hà Nội

Tính đến 18h ngày 12/8: Việt Nam, có tổng cộng 880 ca mắc COVID-19, trong đó 321 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

Số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay: ghi nhận 419 ca.

Tính từ 6h đến 18h ngày 12/8: ghi nhận 14 ca mắc mới

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 134.248, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 5.365

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 24.180

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 104.703

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: trong ngày có 01 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh đó là BN445 được công bố khỏi bệnh tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.

Như vậy đến thời điểm này có 400 bệnh nhân/880 bệnh nhân COVID-19 ở nước ta được công bố khỏi bệnh. Chiếm tổng số 45,5%.

Tính đến chiều ngày 12/8, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 61 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1- 2 lần với virus SARS-CoV-2. Hiện còn 402 bệnh nhân dương tính với virus gây COVID-19.

Số trường hợp tử vong: 17 ca đó là các bệnh nhân (BN496, BN426, BN429, BN524, BN475, BN499, BN428, BN437, BN651, BN718, BN456, BN430, BN737, BN436, BN52, BN832 và BN431).

Đa phần các trường hợp tử vong đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi...

Để phòng, chống dịch COVID Bộ Y tế đề nghị người dân thực hiện tốt các điểm sau đây: 1. Hạn chế đến nơi công cộng, nơi tập trung đông người. 2. Đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ khoảng cách tiếp xúc tốt nhất 2m 3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. 4. Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng, thường xuyên súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn 5. Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt tiếp xúc. 6. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ với cơ sở y tế gần nhất. Liên hệ ngay với đường dây nóng Bộ Y tế: 1900.9095 để được tư vấn; cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19: http://www.bluezone.gov.vn

Thêm 14 ca mắc Covid-19, trong đó 1 ca tại Hà Nội
Theo SKĐS

Đọc thêm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.