Thêm 2 trường hợp mắc COVID-19 là người trở về từ Nga, Việt Nam có 372 ca

Bản tin lúc 18h ngày 12/7 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận thêm 2 ca mắc COVID-19 là người trở về từ Liên bang Nga, được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. Đến thời điểm này Việt Nam có 372 ca

CA BỆNH 371 (BN371): Bệnh nhân nữ, 36 tuổi, có địa chỉ tại huyện Nam Sách, Hải Dương.

CA BỆNH 372 (BN372): Bệnh nhân nữ, 31 tuổi, có địa chỉ tại huyện Mê Linh, Hà Nội.

Ngày 09/7/2020, cả hai người bay từ Liên bang Nga về Việt Nam trên chuyến bay VN5062.

Sau khi nhập cảnh tại Sân bay Quốc tế Cần Thơ, họ được cách ly tập trung tại tỉnh Bạc Liêu.

Ngày 10/7/2020, được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính với SAR-CoV-2.

Hiện, 2 bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu.

Thêm 2 trường hợp mắc COVID-19 là người trở về từ Nga, Việt Nam có 372 ca

Tổng số ca mắc: - Tính từ 6h ngày 16/4 đến 18h ngày 12/7: đã 87 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

- Tính đến 18h ngày 12/7: Việt Nam có tổng cộng 232 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

- Tính từ 6h đến 18h ngày 12/7: ghi nhận 2 ca mắc mới.

Thêm 2 trường hợp mắc COVID-19 là người trở về từ Nga, Việt Nam có 372 ca
Thêm 2 trường hợp mắc COVID-19 là người trở về từ Nga, Việt Nam có 372 ca

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 11.009, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 62

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 10.541

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 406

Thêm 2 trường hợp mắc COVID-19 là người trở về từ Nga, Việt Nam có 372 ca

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị -Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm này đã có 350/372 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, chiếm % tổng số ca bệnh COVID-19 của nước ta.

Riêng đối với bệnh nhân người nước ngoài, đến nay 50/50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài đều đã được Việt Nam điều trị khỏi.

Tính đến chiều ngày 12/7, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 5 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1- 2 lần với virus SARS-CoV-2. Hiện chỉ còn 17 bệnh nhân dương tính với COVID-19.

Trong các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế, đa số đều có sức khoẻ ổn định, hiện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 đang điều trị đông bệnh nhân nhất với số lượng 15 ca bệnh, tại Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa- Vũng Tàu điều tri 2 ca bệnh, Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam điều trị 2 ca; cơ sở cách ly 2 Khu công nghiệp Dung Quất; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu 2 ca

Liên quan đến bệnh nhân nam phi công người Anh (BN91) , chiều 11/7, bệnh nhân phi công người Anh đã rời Bệnh viện Chợ Rẫy để kịp lên chuyến bay khởi hành ra Hà Nội lúc 19h. 23h đêm qua, chuyến bay cất cánh từ Nội Bài đã đưa bệnh nhân về Anh. Trải qua 115 ngày điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy, nam phi công người Anh đã khỏe mạnh để trở về quê hương trên chính chiếc máy bay mình từng cầm lái.

Cũng liên quan đến bệnh nhân này, đại diện CDC Mỹ vừa gửi thư chúc mừng Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM, kèm đường dẫn của bài báo đăng trên tờ New York Times ca ngợi việc Việt Nam đã chữa thành công ca bệnh 91.

Đại diện Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, bác sĩ Drew Posey, vừa gửi thư điện tử đến Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM, để chúc mừng sự thành công trong việc điều trị bệnh nhân 91.

“Kính gửi các bác sĩ đồng nghiệp ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Chúng tôi xin chúc mừng Bệnh viện Chợ Rẫy đã điều trị thành công cho bệnh nhân 91, phi công người Scotland bị nhiễm virus corona vào tháng 2. Giữa rất nhiều tin tức không vui về tình hình đại dịch, thật tuyệt vời khi thấy Bệnh viện Chợ Rẫy nhận được sự chú ý tích cực của báo chí quốc tế như vậy!”, bác sĩ Drew Posey viết trong thư.

Theo Thái Bình/Suckhoedoisong

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.