Theo chân nông dân xã ven biển Hà Tĩnh đi đào sâm "tiến vua"

(Baohatinh.vn) - Sau hơn nửa năm trồng thử nghiệm, cây sâm bố chính (hay còn gọi sâm tiến vua) tại xã Thạch Khê (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) bắt đầu cho thu hoạch, hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho người dân.

z5612218198759_ee881bd63b3482d54de93516e0d72d46.jpg
Nhằm mở ra cơ hội mới cho người dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang cây đa mục tiêu, phát huy hiệu quả kinh tế, tháng 12/2023, Sở KH&CN Hà Tĩnh phối hợp với Công ty TNHH Bio Green STC (Công ty STC) triển khai Dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây sâm bố chính (Hibiscus sagittifolius Kurz) tại xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà. Quy mô thực hiện dự án hơn 1 ha, tổng vốn đầu tư hơn 2 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong 2 năm.
z5612218432609_3bd6c18bfc54e8140f7f5fa0214a25e8.jpg
Trên diện tích hơn 1 ha đất màu bỏ hoang, đầu tháng 1/2024, Công ty STC đã tiến hành xuống giống vụ đầu tiên. Dự án trồng sâm bố chính sử dụng các công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường như: tưới tự động, sử dụng phân vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc sinh học...
z5612218295929_06c6e8a0748945f00c05b4ceb071ed01.jpg
Sau 6 tháng trồng và chăm sóc, cây sâm bố chính phát triển tốt, thích nghi với thổ nhưỡng, khí hậu tại địa phương, đặc biệt là chất đất thịt pha cát. Cây sâm được sản xuất theo quy trình GAP nên hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật.
z5612218414198_866f27328f6733f424dc6c55d5bed1ac.jpg
Mặc dù chưa vào chính vụ nhưng Công ty STC hiện đã triển khai thu hoạch một số diện tích sâm gieo trồng sớm. Trên ruộng, cây sâm già đã bắt đầu ngả lá sang màu vàng. Công việc thu hoạch sâm được phân công cho từng thành viên, người bới củ, rũ đất; người gom sâm vào rổ rồi bốc xếp...
z5612218337921_1c2f3e4c4f6231bee4cf001a9fe7cac4.jpg
Cây sâm bố chính có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ cây sâm này còn nhiều tiềm năng, tuy nhiên đây là loại cây rất kén đất, không phải chất đất nào cũng trồng được. Sâm không ưa đất có độ ẩm cao, vùng có khí hậu mưa nhiều bởi cây ngập úng dễ mắc các loại bệnh, một khi đã bệnh thì rất khó trị.
Anh Phan Nhân Trí - Phó Giám đốc Công ty STC cho biết: "Để trồng sâm, công ty đã sử dụng các phương pháp như gieo trực tiếp giống cây vào đất và ủ giống cây trong bầu một thời gian rồi mới mang ra gieo trực tiếp. Trong quá trình chăm sóc thường xuyên phải chú ý đến các yếu tố như nguồn nước đảm bảo, tưới đủ ẩm trong thời gian mới trồng; làm cỏ sau bón thúc phân chuồng đã ủ ở giai đoạn cây sắp đẻ nhánh; thường xuyên thăm đồng nhằm phát hiện các loại sâu ăn lá và côn trùng gây hại để có biện pháp xử lý kịp thời...".

Anh Phan Nhân Trí - Phó Giám đốc Công ty STC cho biết: "Để trồng sâm, công ty đã sử dụng các phương pháp như gieo trực tiếp giống cây vào đất và ủ giống cây trong bầu một thời gian rồi mới mang ra gieo trực tiếp. Trong quá trình chăm sóc thường xuyên phải chú ý đến các yếu tố như nguồn nước đảm bảo, tưới đủ ẩm trong thời gian mới trồng; làm cỏ sau bón thúc phân chuồng đã ủ ở giai đoạn cây sắp đẻ nhánh; thường xuyên thăm đồng nhằm phát hiện các loại sâu ăn lá và côn trùng gây hại để có biện pháp xử lý kịp thời...".

z5612218318893_206e48dc66029db0f676dba80eb4fcb0.jpg
Sâm bố chính ước đạt trọng lượng hơn 100g/củ, nhiều củ khá to, đạt trọng lượng khoảng 160g/củ. Tổng sản lượng sâm dự kiến thu được của mô hình đạt 4-5 tấn. Giá bán dao động từ 200.000 đồng/kg. Hiện Công ty STC đã ký hợp đồng liên kết với Công ty TNHH Đầu tư Nông nghiệp & Dược liệu S555 từ khâu mua hạt giống để ươm cây con đến hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm củ sâm bố chính.
z5612218256968_e72465f19e69dcfae4ecbd00057820c2.jpg
Ông Phan Xuân Mậu - Chủ tịch UBND xã Thạch Khê cho biết: "Sâm bố chính là một loại cây dược liệu, có nhiều công năng ứng dụng trong các bài thuốc nam chữa các bệnh gan, thận, đại tràng, dạ dày, bồi bổ sức khỏe, lưu thông khí huyết, ngâm rượu, làm nước giải khát... Mô hình trồng sâm bố chính của Công ty STC hiện đã bắt đầu cho thu hoạch, hứa hẹn mang lại nhiều kết quả tích cực. Từ mô hình này, địa phương sẽ tiến hành đánh giá để nhân rộng trên toàn xã...".
Video: Nông dân Thạch Khê đào sâm bố chính.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Đặc sản cam Hà Tĩnh vào mùa thu hoạch

Đặc sản cam Hà Tĩnh vào mùa thu hoạch

Đặc sản cam chanh Hà Tĩnh bắt đầu vào vụ thu hoạch, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Giá cam hiện được bán từ 25 – 60.000 đồng/kg.
Hành trình miệt mài xây dựng thương hiệu gạo Can Lộc

Hành trình xây dựng thương hiệu gạo Can Lộc

Khép lại một mùa vụ đầy thắng lợi, nông dân Can Lộc (Hà Tĩnh) có thêm niềm vui khi hạt gạo quê hương đang từng bước chiếm lĩnh thị trường. Ước mơ xây dựng thương hiệu sản phẩm lúa gạo đang dần trở thành hiện thực.
Ngư dân Nghi Xuân trúng cá bạc má

Ngư dân Nghi Xuân trúng cá bạc má

Sau một đêm vất vả vươn khơi, bám biển, nhiều tàu cá của ngư dân Xuân Yên (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) cập bến trong niềm vui phấn khởi vì trúng đậm cá bạc má.
Bài cuối: Quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp

Bài cuối: Quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp

Cả nước đã có 5 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hà Tĩnh đang tập trung thực hiện cơ bản khối lượng công việc trong năm 2024 và hoàn thiện các yêu cầu để được công nhận vào năm 2025. Khó khăn từ thực tiễn đang đòi hỏi sự quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hóa khát vọng về nông thôn giàu bản sắc văn hóa, văn minh, hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
Người chăn nuôi Vũ Quang tăng đàn đón tết

Người chăn nuôi Vũ Quang tăng đàn đón tết

Để đảm bảo nguồn thu vào dịp cuối năm, thời điểm này, người chăn nuôi trên địa bàn Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang tích cực tăng đàn, vỗ béo và nghiêm ngặt phòng dịch trên đàn vật nuôi.
Bài 3: Tiểu tiêu chí nước sạch - quyết liệt, kiên trì vì chất lượng cuộc sống

Bài 3: Tiểu tiêu chí nước sạch - quyết liệt, kiên trì vì chất lượng cuộc sống

Chất lượng môi trường sống là một trong những tiêu chí cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới. Đối với xã và huyện nông thôn mới nâng cao, tiêu chí này đặt ra những yêu cầu khá cao, nhất là quy định về tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch tập trung. Đứng trước khó khăn, Hà Tĩnh đặt quyết tâm rất cao, ưu tiên nguồn lực lớn để thực hiện bằng được nhằm góp phần tạo tính bền vững cho quá trình xây dựng tỉnh nông thôn mới.
Bài 2: Xây dựng đô thị văn minh - khó mấy cũng phải làm

Bài 2: Xây dựng đô thị văn minh - khó mấy cũng phải làm

Hà Tĩnh đã có 14/34 phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh, trong đó, 11 thị trấn thực hiện được từ 70-90% các tiêu chí. Con số phường, thị trấn đạt chuẩn cao gấp 2 lần so với thời điểm giữa năm 2024 đã chứng minh sự bứt tốc và quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền các địa phương trong lộ trình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào cuối năm nay.
Bài 1: 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới - bám sát đường găng tiến độ

Bài 1: 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới - bám sát đường găng tiến độ

Để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào năm 2025, Hà Tĩnh tập trung thực hiện mục tiêu 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Thời điểm này, địa phương cuối cùng gần về đích là Hương Khê đang căng mình với khối lượng công việc khá lớn trên “chặng nước rút” về đích; các địa phương khác tập trung phát triển KT-XH và tiếp tục ưu tiên nguồn lực hoàn thiện các tiêu chí huyện NTM theo chuẩn giai đoạn mới.