"Thủ lĩnh" thôn tâm huyết với phong trào chuyển đổi ruộng đất

(Baohatinh.vn) - Với tinh thần xung kích, gương mẫu, "thủ lĩnh" thôn Thượng Phong (Kỳ Phong, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) Nguyễn Sỹ Tiến luôn hết lòng vì cuộc sống của Nhân dân.

Phải chờ rất lâu ở nhà riêng, chúng tôi mới gặp được CCB Nguyễn Sỹ Tiến - Bí thư Chi bộ thôn Thượng Phong, xã Kỳ Phong (Kỳ Anh - Hà Tĩnh) bởi ông còn đang ở ngoài đồng.

“Không mấy khi ông ấy ngồi yên ở nhà đâu. Ngoài công việc thôn xóm, về nhà chưa bén chân là đã xăng xái ra đồng, không hì hục đắp nước thì cũng kiểm tra sâu bệnh hoặc trao đổi kỹ thuật chăm sóc lúa với bà con…”, bà Nguyễn Thị Hồng - vợ ông Tiến chia sẻ.

A7.jpg
Bí thư chi bộ Nguyễn Sỹ Tiến kể về chặng đường hoạt động của mình.

Năm 1979, chàng thanh niên Nguyễn Sỹ Tiến (sinh năm 1960) nhập ngũ, tham gia chiến tranh biên giới phía Bắc, đến năm 1984, anh phục viên về quê rồi cưới vợ trong bối cảnh kinh tế địa phương cũng như gia đình đang trong giai đoạn khó khăn.

Không cam chịu đói nghèo, Nguyễn Sỹ Tiến đã hăng hái tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Ngoài diện tích ruộng được giao, anh còn dày công khai hoang, phục hoá các diện tích đất cao cạn hoặc thấp trũng, hoang hoá để mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập.

Cùng với phát triển kinh tế gia đình, lúc bấy giờ, anh Tiến cũng tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể của địa phương như: Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân. Là một cựu chiến binh (CCB) dễ gần, hăng hái, gương mẫu đi đầu các phong trào nên anh ngày càng được mọi người yêu mến, tín nhiệm.

Năm 2001, CCB Nguyễn Sỹ Tiến được bầu làm Trưởng thôn Thượng Phong. Đây là bước ngoặt trong chặng đường hoạt động của anh cũng như của địa phương, khi trong thời điểm này, tỉnh có chủ trương thực hiện chuyển đổi ruộng đất lần 1.

A3.jpg
Lãnh đạo xã Kỳ Phong kiểm tra cánh đồng vừa được chuyển đổi của thôn Thượng Phong.

Tiếp nhận công việc trưởng thôn, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ nhưng anh cũng rất hăng hái vì đây cũng chính là cơ hội để giúp người dân thuận lợi hơn trong sản xuất, thâm canh. CCB Nguyễn Sỹ Tiến đã vận dụng mọi kiến thức, kinh nghiệm của mình để tuyên truyền, vận động và cùng bà con thực hiện chuyển đổi ruộng đất.

Thời điểm đó, toàn thôn Thượng Phong có tổng diện tích nông nghiệp 42 ha, cánh đồng của thôn có gần 3.000 thửa. Do không được quy hoạch nên nhỏ lẻ, manh mún, mấp mô, việc sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khâu điều tiết nước và vận chuyển vật tư, phân bón, sản phẩm…

Với quyết tâm cao nhất để đem lại sự thuận tiện trong quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, Trưởng thôn Nguyễn Sỹ Tiến đã cùng liên đoàn cán bộ thôn dày công tuyên truyền, vận động và cùng bà con chung tay thực hiện.

A6.jpg
Ông Nguyễn Sỹ Tiến giới thiệu về sơ đồ phục vụ công tác chuyển đổi ruộng đất lần 2.

Ngay từ vụ hè thu năm 2001, thôn đã đi đầu toàn xã hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi ruộng đất, đưa số thửa ruộng từ gần 3.000 thửa xuống còn 1.400 thửa. Cánh đồng được quy hoạch bài bản, có hệ thống kênh mương thuỷ lợi và đường giao thông nội đồng thuận tiện. Đặc biệt, ngay sau chuyển đổi, thôn đã xây dựng được 1 cánh đồng 30ha, sản xuất cùng 1 giống, cùng thời vụ.

Thành công của đợt chuyển đổi ruộng đất lần 1 chính là cơ sở để Trưởng thôn Nguyễn Sỹ Tiến tiếp tục gặt hái những thành quả mới trong vai trò "thủ lĩnh" của đợt chuyển đổi ruộng đất lần 2 của xã Kỳ Phong, năm 2021.

A4.jpg
Ông Nguyễn Sỹ Tiến trên cánh đồng sản xuất một giống sau chuyển đổi ruộng đất.

Trong đợt chuyển đổi lần này, thôn Thượng Phong được xã chọn làm điểm cùng với thôn Hà Phong. Với kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao, "thủ lĩnh" Nguyễn Sỹ Tiến đã đưa thôn Thượng Phong hoàn thành nhiệm vụ một cách “ngoạn mục”. Từ cánh đồng 1.400 thửa sau đợt chuyển đổi lần 1, giờ đây cánh đồng của thôn Thượng Phong chỉ còn 80 thửa. Bên cạnh đó, hệ thống kênh mương, thuỷ lợi và đường giao thông nội đồng được quy hoạch bài bản. Hiện nay, xã và huyện đang khẩn trương hoàn thành các thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân.

Không chỉ thành công trong thực hiện chuyển đổi ruộng đất, dấu ấn trong chỉ đạo xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu cũng đã khẳng định được bản lĩnh và năng lực của CCB Nguyễn Sỹ Tiến. Đầu năm 2022, khi thôn Thượng Phong bắt tay xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu cũng là lúc CCB Nguyễn Sỹ Tiến được bầu làm Bí thư chi bộ thôn. Trong vai trò mới, nhiệm vụ mới, ông lại càng phát huy tinh thần xung kích, gương mẫu.

A1.jpg
Bà con thôn Thượng Phong ra quân lao động làm đường hoa.

Với sự tận tâm, quyết liệt của Bí thư Chi bộ thôn, cuối năm 2022, chỉ sau một năm triển khai thực hiện, thôn Thượng Phong đã hoàn thành mục tiêu, xây dựng thôn trở thành khu dân cư NTM kiểu mẫu.

Đến nay, toàn thôn có hệ thống giao thông nông thôn hoàn chỉnh với trên 5km đường bê tông cùng rãnh thoát nước và hàng rào xanh; 100% hộ dân có công trình vệ sinh, công trình chăn nuôi hợp vệ sinh và phân loại, xử lý rác thải đảm bảo quy định; 10 mô hình kinh tế có thu nhập từ 50 - 200 triệu đồng/năm, trong đó có 7 vườn mẫu; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 60 triệu đồng/năm; hộ nghèo còn 3,3%.

A9.jpg
Ông Nguyễn Sỹ Tiến thăm vườn mẫu của người dân trong thôn.

Thượng Phong là một thôn khó khăn, đời sống KT-XH phát triển được như hôm nay là nhờ có sự đóng góp không nhỏ của CCB Nguyễn Sỹ Tiến. Lãnh đạo xã đều đánh giá rất cao công sức, tâm huyết của ông đối với sự đổi thay của thôn Thượng Phong cũng như công cuộc xây dựng NTM của xã.

Ông Võ Tiến Sửu - Chủ tịch UBND xã Kỳ Phong

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.
Vũ Quang tươi mới

Vũ Quang tươi mới

Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ trên quê hương Tổng Bí thư Trần Phú (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế, góp phần nâng cao vị thế tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị.