Thu nhập khá từ những vườn chè Cẩm Bào

(Baohatinh.vn) - Ít ai ngờ giữa thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh lại có những vườn chè phủ màu xanh đẹp mắt, mang lại thu nhập khá cho người dân nơi đây.

Thu nhập khá từ những vườn chè Cẩm Bào

Nắng chiều dần tắt là lúc chị Nguyễn Thị Thu (TDP 2, thị trấn Cẩm Xuyên) ra vườn thu hoạch chè, chuẩn bị cho phiên chợ sáng ngày hôm sau. Trung bình mỗi ngày, gia đình chị thu hoạch từ 2 – 3 yến chè. Với giá 7.000đ/kg, mỗi ngày, gia đình chị Thu thu nhập từ 200.000đ – 300.000đ.

Thu nhập khá từ những vườn chè Cẩm Bào

Chị Nguyễn Thị Thu cho biết: “Tôi lấy chồng về đây thì đã thấy nhiều gia đình trồng chè kinh doanh rồi. Trong vườn nhà tôi cũng có những gốc chè hơn 100 năm tuổi do cha chồng tôi tự tay trồng. Để phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập, gia đình tôi đầu tư cọc bê tông làm dàn mướp đắng ngay trên vườn chè”.

Thu nhập khá từ những vườn chè Cẩm Bào

Nhận thấy hiệu quả cao từ trồng chè Cẩm Bào, gia đình chị Thu đang từng bước phát triển diện tích. Hiện tại, khu vườn rộng hơn 1.000m2 của gia đình chị Thu đã phủ màu xanh của chè. Không chỉ đẹp mắt, vườn chè ngày ngày cho thu nhập khá để chị Thu trang trải chi phí sinh hoạt cho cả gia đình.

Thu nhập khá từ những vườn chè Cẩm Bào

Sở dĩ người dân gọi tên loại chè này là chè Cẩm Bào bởi lẽ làng này xưa kia được gọi là làng Cẩm Bào. Cây chè có mặt ở vùng đất này từ hàng trăm năm trước, được trồng từ đời này sang đời khác.

Thu nhập khá từ những vườn chè Cẩm Bào

Nhắc đến chè Cẩm Bào thì người dân Cẩm Xuyên và các vùng phụ cận không ai là không biết đến. Chè Cẩm Bào khác hơn chè xanh ở các vùng khác. Vị chè Cẩm Bào ngọt, không quá chát như chè ở các huyện miền núi. Nhờ vị ngon đặc trưng nên chè Cẩm Bào dễ tiêu thụ. Theo đó, người dân thu hoạch chè và đến các chợ trên địa bàn huyện như: chợ Hội, chợ Trường, chợ Cây Gọ, chợ Mới, chợ Phương, chợ Gon, chợ Đoài để tiêu thụ. Một số gia đình tìm được mối tiêu thụ tại các nhà hàng, quán cà phê trên địa bàn Hà Tĩnh nên được giá hơn hẳn.

Thu nhập khá từ những vườn chè Cẩm Bào

Bà Lê Thị Tứ (TDP 2, Thị trấn Cẩm Xuyên) chia sẻ: “Đất ở vùng này là đất cát pha. Khi cải tạo sang trồng chè, chúng tôi lấy đất sét ngoài đồng hoặc đất đồi để nâng cao chất đất. Chè trồng 1 năm đã cho thu nhập. Trồng chè không phải tốn công chăm sóc, mỗi năm bón phân từ 1 - 2 lần. Còn lại chỉ tốn công làm cỏ, tưới nước". Như gia đình bà Tứ có 3 sào chè, trung bình mỗi ngày cho thu nhập 200.000đ. Bà Tứ đang muốn đầu tư hệ thống dàn tưới tự động để thuận tiện hơn trong chăm sóc và nâng cao năng suất.

Thu nhập khá từ những vườn chè Cẩm Bào

Ông Trần Nhi, tổ trưởng TDP 2, thị trấn Cẩm Xuyên cho biết: "Người dân nơi đây vẫn thường truyền nhau câu ca dao: Đồng Quan lắm lúa/Trung Vân lắm chè, là nói đến truyền thống trồng chè của vùng Cẩm Bào xưa kia. Ngày nay, các thế hệ con cháu Cẩm Bào vẫn tiếp tục trồng chè và phát triển theo hướng hàng hóa, cho thu nhập kinh tế".

TDP 2 thị trấn Cẩm Xuyên hiện có hơn 60 hộ thì nhà nào cũng trồng chè Cẩm Bào. Nhà ít thì 1 sào, nhiều thì 4 – 5 sào. Nhờ trồng chè Cẩm Bào mà các gia đình có thu nhập ổn định để chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài TDP 2, TDP 4 cũng có khoảng vài chục hộ trồng chè Cẩm Bào.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.