Thủy sản Nam Hà Tĩnh “chật vật” duy trì chuỗi sản xuất trong đại dịch

(Baohatinh.vn) - Dịch COVID-19 tác động trực tiếp đến nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như thị trường, khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Nam Hà Tĩnh giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020.

Thay vì duy trì 342 công nhân như cùng kỳ năm ngoái, thời điểm này, Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Nam Hà Tĩnh (gọi tắt là Thủy sản Nam Hà Tĩnh) chỉ có 292 công nhân ở các chuyền sản xuất. Như các năm trước, đây sẽ là thời điểm sôi động nhất của doanh nghiệp, công nhân tăng ca làm không hết việc. Vậy nhưng năm nay, sản xuất bị gián đoạn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ít việc làm, thu nhập bấp bênh nên nhiều công nhân không mặn mà gắn bó với công ty.

Thủy sản Nam Hà Tĩnh “chật vật” duy trì chuỗi sản xuất trong đại dịch

8 tháng năm 2021, Thủy sản Nam Hà Tĩnh có 50 công nhân nghỉ việc làm.

Chị Trương Thị Hoan – Tổ trưởng tổ sản xuất của phân xưởng dây chuyền cấp đông Thủy sản Nam Hà Tĩnh cho biết: “Như tháng 8 này, trung bình mỗi tuần công nhân chỉ làm việc 4 ngày, riêng từ 18/8 – 24/8 thì công nhân nghỉ hẳn vì không có việc làm. Ít việc đồng nghĩa với thu nhập bị sụt giảm nên một số lao động đã nghỉ việc hẳn”.

Từ đầu năm đến nay, mỗi tháng, chuỗi sản xuất của Thủy sản Nam Hà Tĩnh lại bị “đứt gãy” vài lần. Mỗi lần, công nhân phải ngưng việc từ 2 – 3 ngày. Ít việc làm, thu nhập của công nhân cũng giảm khoảng 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện nay, thu nhập của công nhân công ty dao động ở mức 4 – 6 triệu đồng/tháng tùy từng vị trí công việc.

Thủy sản Nam Hà Tĩnh “chật vật” duy trì chuỗi sản xuất trong đại dịch

Màng co để bọc sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản thường xuyên về chậm khiến chuỗi sản xuất của công ty bị “đứt gãy”

Nguyên nhân khiến chuỗi sản xuất của công ty bị “đứt gãy” thời gian qua là do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Dịch bệnh khiến việc nhập khẩu các thiết bị, vật tư phục vụ cho sản xuất bị gián đoạn.

“Những thiết bị như: màng co để bọc sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản, khay đựng sản phẩm nhập từ TP Hồ Chí Minh… đều không về kịp do giãn cách xã hội để phòng dịch bệnh COVID-19. Ngoài việc thiếu vật tư phục vụ sản xuất thì năm nay, nguồn nguyên liệu đầu vào cũng khan hiếm hơn năm ngoái nên ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của đơn vị” - ông Kiều Đức Phúc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Thủy sản Nam Hà Tĩnh cho biết.

Thủy sản Nam Hà Tĩnh “chật vật” duy trì chuỗi sản xuất trong đại dịch

Sản phẩm chủ lực của Công ty CP XNK Thủy sản Nam Hà Tĩnh là mực sushi

Sản phẩm chủ lực của Thủy sản Nam Hà Tĩnh là mực sushi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Trong đó, nguyên liệu đầu vào được nhập từ thị trường Indonesia (chiếm khoảng 50%) và nguyên liệu thu mua của bà con ngư dân Hà Tĩnh cùng các vùng lân cận. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, nguyên liệu trong nước khan hiếm hơn nên công ty phải chuyển hướng nhập khẩu thêm 20% từ nước ngoài. Việc chuyển hướng thu mua nguyên liệu cũng khiến công ty đội thêm nhiều chi phí phát sinh, nhất là phí vận chuyển trong điều kiện phòng, chống dịch COVID-19.

Theo thống kê của Thủy sản Nam Hà Tĩnh, từ đầu năm đến nay, đơn vị mua vào 620 tấn nguyên liệu mực (đạt 85% so với cùng kỳ năm ngoái), sản xuất thành phẩm được 415 tấn mực sushi (đạt 93% so với cùng kỳ năm ngoái) và thu về 3,7 triệu USD (đạt 80% so với cùng kỳ năm ngoái).

Với kết quả 8 tháng đầu năm thấp, kế hoạch đạt doanh thu trên 5,7 triệu USD trong năm 2021 của công ty sẽ khó hoàn thành.

Thủy sản Nam Hà Tĩnh “chật vật” duy trì chuỗi sản xuất trong đại dịch

Dây chuyền sản xuất của Thủy sản Nam Hà Tĩnh

Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến hoạt động xuất nhập khẩu sụt giảm trong thời gian qua, Thủy sản Nam Hà Tĩnh đang nỗ lực tìm kiếm thêm vùng nguyên liệu, thị trường đầu ra cho sản phẩm để phát triển bền vững.

“Hiện nay, thị trường của công ty 100% là Nhật Bản. Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, nếu chỉ phụ thuộc một thị trường thì sẽ rất bấp bênh nên chúng tôi đang xúc tiến tìm kiếm thêm thị trường Hàn Quốc và các nước châu Âu. Để đảm bảo không bị “đứt gãy” hoàn toàn chuỗi sản xuất, công ty cũng triển khai các giải pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt.

Tuy nhiên, do đặc thù chế biến hải sản trong phòng lạnh, lại sản xuất theo dây chuyền khép kín nên rất khó để bố trí giãn cách. Vì vậy, hi vọng thời gian tới, doanh nghiệp được tạo điều kiện tiêm vac-xin phòng COVID-19 cho toàn thể lao động để phòng, chống dịch đạt hiệu quả cao nhất” - ông Kiều Đức Phúc nhấn mạnh.

Chủ đề Xuất nhập khẩu

Đọc thêm

Khởi động dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast tại Hà Tĩnh

Khởi động dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast tại Hà Tĩnh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị Hà Tĩnh tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Vingroup để dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast hoàn thành và đi vào hoạt động đúng tiến độ. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư các dự án vào KKT Vũng Áng.
Bộ Công Thương thông tin về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ Công Thương thông tin về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

“Tổng mức đầu tư của Dự án điện hạt nhân nếu được triển khai tại Ninh Thuận sẽ còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng sơ bộ phải lên đến hàng tỷ USD”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin tại họp báo Chính phủ chiều 7/12.