Tiêm mũi 2 vaccine COVID-19: Bị sốc mũi 1 có nên tiêm tiếp?

Lo ngại của nhiều người là phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19. Nếu bị sốc phản vệ khi tiêm mũi 1 thì có nên tiêm mũi 2 vaccine COVID-19? Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 và các vấn đề thường gặp

Theo các chuyên gia, phản ứng phản vệ thì cơ thể mỗi người một khác nhau. Với người có cơ địa dị ứng sau tiêm, khi uống bất cứ một loại thuốc hay vitamin nào cũng có thể gây phản vệ, do vậy tiêm vaccine cũng không nằm ngoài điều này.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu tỷ lệ sốc phản vệ do tiêm vaccine rất thấp, ở các điểm tiêm luôn có các loại thuốc, các đội cấp cứu để xử lý cấp cứu kịp thời.

Trên thực tế ghi nhận cho thấy, cũng có những phản ứng tức thì không phải do vaccine, mà là bị hạ đường huyết do đói. Một số trường hợp tiêm xong bị ngất, kiểm tra đường huyết giảm do không ăn, để bụng đói trước khi tiêm.

Tiêm mũi 2 vaccine COVID-19: Bị sốc mũi 1 có nên tiêm tiếp?

Nếu bị sốc phản vệ khi tiêm vaccine COVID-19 mũi 1 thì sẽ không tiêm mũi 2 nữa.

Còn lại là phản ứng sau khi đưa vaccine vào trong cơ thể, khi đó vaccine sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch trong cơ thể, nhận diện tạo ra kháng thể cho cơ thể để chống lại virus SARS-COV-2. Có thể có phản ứng đau tức nhẹ tại chỗ tiêm, nhức mỏi người, sốt nhẹ, hơi đau đầu, nhưng rất nhẹ, trong vòng 24 - 48 giờ là hết. Sau khi tiêm, chúng ta nên uống nhiều nước, tăng cường nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh, uống thuốc hạ sốt nếu bị sốt cao. Không đắp bất cứ thứ gì lên chỗ tiêm, vì có thể gây nhiễm khuẩn vết tiêm.

Liên quan đến vấn đề thắc mắc của rất nhiều người: Nếu bị sốc phản vệ khi tiêm vaccine COVID-19 mũi 1 thì có nên tiêm mũi 2, PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh - Trưởng bộ môn Y học gia đình, Trưởng điểm tiêm vaccine COVID-19 của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: Nếu bị sốc phản vệ khi tiêm vaccine COVID-19 mũi 1 thì sẽ không tiêm mũi 2 nữa. Những trường hợp chỉ tiêm vaccine COVID-19 mũi 1, hiệu quả bảo vệ đạt được 50%, BS Kim Thanh nhấn mạnh.

Khi tiêm vaccine COVID-19, người bị dị ứng cần khai báo gì?

Dị ứng là căn bệnh phổ biến thường gặp ở 10 - 40% dân số, tùy vào từng quốc gia, khu vực và vùng dân cư. Ngày nay, cuộc sống càng văn minh, tỉ lệ mắc bệnh dị ứng càng tăng. Trong đợt tiêm vaccine COVID-19 này, những cá nhân có tiền sử hoặc đang mắc bệnh dị ứng có rất nhiều tâm tư, tiêm hay không tiêm, và tiêm thì có vấn đề gì không?

Theo PGS. TS. BS Hoàng Thị Lâm, trưởng bộ môn Dị ứng Miễn dịch lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội, Trưởng khoa Dị ứng Miễn dịch & Da liễu, Bệnh viện E: Nếu bạn là người có tiền sử bị dị ứng, bạn cần thông báo với các bác sĩ khám sàng lọc về tiền sử bạn có dị ứng nặng với thuốc sử dụng đường tiêm (tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da) không? Bạn có tiền sử dị ứng nặng với vaccine không? Bạn có tiền sử dị ứng nặng với các dị nguyên khác không (thức ăn, nọc côn trùng, latex v.v…)? Bạn có tiền sử dị ứng tức thì (trong vòng 4 tiếng sau khi sử dụng) hoặc dị ứng nặng với Polyethylene Glycol (PEG), Polysorbate hoặc dầu thầu dầu Polyoxyl 35 có trong thuốc dùng đường tiêm hoặc vaccine không?

Đây là điều mà các bác sĩ muốn bạn thông báo cho họ, để họ có thái độ xử trí đúng cho bạn.

Tiêm mũi 2 vaccine COVID-19: Bị sốc mũi 1 có nên tiêm tiếp?

Nếu là người có tiền sử bị dị ứng, bạn cần thông báo với các bác sĩ khám sàng lọc

Theo BS Lâm, trong vaccine COVID-19, không chứa Gelatin, không chứa Latex, không chứa trứng… nên chúng ta không cần lo sợ khi chỉ dị ứng nhẹ với các thành phần nêu trên.

Nếu ai đó có tiền sử dị ứng nhẹ với thức ăn, thuốc, nọc côn trùng, thậm chí khi có tiền sử dị ứng nhẹ với vaccine khác (không chứa thành phần giống với vaccine COVID-19) cũng đồng nghĩa là có nguy cơ thấp dị ứng vaccine COVID-19.

Tuy nhiên, theo BS Lâm những người mắc bệnh Mastocytosis hoặc bệnh hoạt hóa tế bào Mast, viêm mũi dị ứng, hen phế quản ổn định, viêm da dị ứng cơ địa cũng là những người ít có nguy cơ dị ứng vaccine COVID-19. Với những người này, tiêm vaccine theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tiêm mũi 2 vaccine COVID-19: Bị sốc mũi 1 có nên tiêm tiếp?

Người có tiền sử bị sốc phản vệ, muốn tiêm vaccine COVID-19 cần phải được tư vấn của bác sĩ dị ứng

Còn những người có tiền sử phản vệ không rõ nguyên nhân hoặc với vaccine (không chứa thành phần giống với thành phần vaccine COVID-19), thuốc đường tiêm không chứa PEG hoặc Polysorbate trong thành phần và thức ăn, nọc côn trùng, những người có tiền sử phản vệ mức độ nhẹ với thuốc, Latex sẽ được tiêm vaccine theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và ở lại theo dõi tại điểm tiêm 30 phút sau tiêm.

Những người có tiền sử phản vệ với chính bản thân vaccine COVID-19 hoặc PEG, hoặc Polysorbate trong thành phần của vaccine COVID-19, muốn tiêm phòng vaccine COVID-19 cần phải được tư vấn bác sĩ Dị ứng trước khi tiêm. Bác sĩ chuyên khoa Dị ứng sau khi đánh giá lâm sàng có thể thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên khoa để xác định tình trạng dị ứng, quyết định bạn có được tiêm hay không và nếu tiêm sẽ tiêm theo phương pháp nào: Chia nhỏ liều hay giảm mẫn cảm.

Theo SK&ĐS

Chủ đề Hỏi đáp về dịch COVID-19

Đọc thêm

Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm

Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm

Theo Cục Y tế dự phòng, thông tin từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, tại tỉnh Bình Định (huyện Phù Mỹ và huyện Vĩnh Thạnh) đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong do nhiễm cúm A(H1N1)pdm.