Tiểu thuyết “Nguyễn Du” và hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Thế Quang

(Baohatinh.vn) - Tiểu thuyết “Nguyễn Du” là tác phẩm đầu tay của nhà văn Nguyễn Thế Quang (một nhà giáo nghỉ hưu ở TP Vinh - Nghệ An). Bằng tình yêu văn chương, sự trân trọng với Đại thi hào, ông đã vượt qua những khó khăn để hoàn thành tác phẩm với một hình tượng Nguyễn Du khá mới mẻ.

Tiểu thuyết “Nguyễn Du” và hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Thế Quang

Tiểu thuyết “Nguyễn Du” của nhà văn Nguyễn Thế Quang đã được trao giải A Giải thưởng Hồ Xuân Hương của UBND tỉnh Nghệ An lần thứ IV, năm 2010 và tặng thưởng đặc biệt Giải thưởng Nguyễn Du của UBND tỉnh Hà Tĩnh lần thứ V, năm 2010.

Một ngày đầu tháng 8, tôi đến tìm gặp nhà văn Nguyễn Thế Quang ở TP Vinh. Trong không khí thân tình, cởi mở, ông kể cho chúng tôi nghe hành trình đi tìm tư liệu để viết tiểu thuyết “Nguyễn Du”.

Ngoài đọc hàng nghìn trang sách, đặc biệt là các pho sách đồ sộ như: “Đại Nam chính biên liệt truyện” hay “Đại Nam thực lục”, ông còn bỏ công sức đi điền dã để khơi ra mạch truyện. Ngoài vùng đất Nghi Xuân quen thuộc mà ông đã đến hàng chục lần, ông còn ra Thái Bình - quê vợ Nguyễn Du. Tại đây, ông đã được một người bạn thơ thân thiết Nguyễn Long - tác giả bài thơ lục bát nổi tiếng “Thường dân” đưa đi thực tế.

Sau khi đến những nơi gắn bó với Nguyễn Du cách đây hơn 200 năm trước, Nguyễn Thế Quang tiếp tục vào Quảng Bình và rất may mắn gặp được cụ Nguyễn Tú - một người chuyên nghiên cứu văn học dân gian ở Đồng Hới. Ở Quảng Bình, Nguyễn Du có thời kỳ làm quan cai bạ (vị quan thứ 2 ở trấn).

Để hình dung ra cảnh sinh hoạt của vua quan triều đình Gia Long, nhà văn đã vào Huế và được các nhà Huế học như Nguyễn Đắc Xuân, Phan Thuận An cung cấp nhiều tư liệu quý. Ông cũng may mắn được 2 nhà văn Nguyễn Khắc Phê và Hồng Nhu sát cánh trong những trang viết.

Tiểu thuyết “Nguyễn Du” và hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Thế Quang

Tác giả Nguyễn Ngọc Phú (trái) trong niềm vui được gặp gỡ nhà văn Nguyễn Thế Quang.

Bản thảo đầu tiên, nhà văn Nguyễn Quang Thân đọc xong nhận xét: “Cách viết còn tuyến tính, tuần tự mà tiểu thuyết không phải là kể chuyện, phải dựng lên nhân vật và số phận, phải có tư tưởng”. Đó chính là gợi ý để ông hoàn thiện tác phẩm.

Sau lần gặp nhà văn Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Thế Quang để lắng lại thời gian một năm, gỡ tác phẩm ra viết lại bố cục thành 5 phần: Ra Bắc, bó thân về với triều đình, đoạn trường tân thanh, sóng gió cung đình và kết.

Nhà văn Nguyễn Thế Quang tâm đắc rất nhiều tình tiết. Trong đó, ông có nhắc lại cảnh vua Gia Long đối thoại với Nguyễn Du khá hấp dẫn với sức nặng tư tưởng về mối quan hệ quyền lực và trí thức.

Khi nghe vua hỏi: “Thơ khanh viết hay lắm. Sao khanh không có bài nào ca ngợi ta nhỉ?”. Nguyễn Du chậm rãi trả lời: “Xin bệ hạ cho thần được làm điều thần nghĩ”. Gia Long cười sảng khoái: “Khá lắm! Thế mới là Nguyễn Du của ta chứ. Ta có cần gì ngợi ca. Ta chỉ cần những bề tôi có tài, có cốt cách như khanh. Xung quanh ta biết bao kẻ xu nịnh nhưng nhà thơ đích thực thì không được xu nịnh bất kỳ ai kể cả quyền lực và mỹ nữ”. Đó cũng là những trang sách, nhà văn bảo, ông viết đầy cảm xúc và nhập hồn.

Nhà văn Nguyễn Thế Quang chia sẻ: “Cuộc đời của các nhân vật, sự kiện, lời nói của những nhân vật lịch sử là có thật. Mối quan hệ của Nguyễn Du và Ngô Nhân Tĩnh, Lê Quang Định, Vũ Trinh, quan hệ giữa Lê Chất, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Hữu Nghi với Nguyễn Văn Thành... các việc làm, lời nói của vua Gia Long, những việc xung quanh vụ án Nguyễn Văn Thành đều có trong cuốn “Đại Nam thực lục chính biên”.

Riêng các cảnh đối thoại với vua Gia Long, cảnh Nguyễn Du đi sứ bên Tàu, cảnh Nguyễn Du gặp Hồ Xuân Hương thì phải hư cấu. Có một điều là nữ sĩ họ Hồ có gốc gác ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) nên tôi có thời gian để tiếp cận thêm nhiều chi tiết thú vị ở đó”.

Tiểu thuyết “Nguyễn Du” và hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Thế Quang

Nhà văn Nguyễn Thế Quang và người vợ hiền của ông tại nhà riêng

Cùng tiếp chuyện với ông là vợ ông - cô giáo Trần Kim Cúc. Bà là độc giả đầu tiên của những trang bản thảo tiểu thuyết “Nguyễn Du”. Viết đến đâu, ông đều đưa cho bà đọc trước để góp ý. Đó là người phụ nữ dịu dàng, truyền cảm hứng cho ông và chính bà là người động viên kiên trì viết xong để xuất bản. Khi ông gặp khó khăn về kinh phí in ấn, bà cũng sẵn sàng bán nữ trang để ông trang trải. Thật may mắn, sau đó đã có một đối tác nhận in ấn, xuất bản giúp ông cuốn tiểu thuyết này.

“Viết tiểu thuyết lịch sử thì tư liệu cũng chỉ là bước đầu, dù rất quan trọng nhưng chỉ là phần nhỏ của việc sáng tác. Điều khó khăn nhất đối với trang viết là phải đồng cảm cùng nhân vật, phải hiểu thời đại họ để miêu tả, xây dựng được nội tâm phong phú, cốt cách nhân vật, cái “hồn” nhân vật” - nhà văn Nguyễn Thế Quang chia sẻ thêm.

Sau khi được Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Nhà sách Phương Nam phát hành năm 2010, tiểu thuyết “Nguyễn Du” đã được tái bản 2 lần. Đó là một niềm hạnh phúc lớn đối với tác phẩm đầu tay của nhà văn - nhà giáo mê sáng tác văn chương.

Chủ đề Sáng tác Văn học Nghệ thuật

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống