“Tỉnh thành bát cảnh” xưa và trách nhiệm hôm nay của người Thành Sen

(Baohatinh.vn) - Lịch sử là dòng chảy không ngừng nghỉ. Chúng ta luôn tự hào về văn hóa của người Thành Sen (TP Hà Tĩnh) - nơi có cảnh sắc mà người xưa thường gọi “Tỉnh thành bát cảnh”.

Từ những tư liệu để lại và qua trao đổi với ông Lê Văn Tùng - cán bộ lão thành, người có nhiều nghiên cứu văn hóa về Thành Sen thì “Tỉnh thành bát cảnh” là tám cảnh đẹp của Thành Sen xưa; được chia làm 4 cặp: (1) “Thành Sen cảnh sắc - Võ Miếu linh từ” nghĩa là cảnh đẹp Thành Sen và đền thiêng Võ Miếu. (2) “Cảm Lĩnh giai sơn - Nại Giang tú khí” nghĩa là: núi đẹp Cảm Lĩnh - khí lành Nại Giang. (3) “Tân Giang đoãn thủy - Văn Miếu trường thanh”, tức là sông ngắn Tân Giang (sông Cụt) - Văn Miếu có tiếng từ rất lâu. (4) “Tỉnh thị danh thương - Tịnh Lâm cổ tự”, nghĩa là chợ Tỉnh có nổi danh của cả vùng và ngôi chùa cổ Tịnh Lâm (chùa Cảm Sơn).

“Tỉnh thành bát cảnh” xưa và trách nhiệm hôm nay của người Thành Sen

Đền Quan Thánh (Võ Miếu) ở phường Tân Giang. Ảnh tư liệu do bà Sông Hương sưu tầm tại Pháp.

Theo tư liệu lịch sử, đặc biệt là tư liệu ảnh “Thành cổ Hà Tĩnh và các phủ huyện xưa” do bà Nguyễn Thị Sông Hương, người con Hà Tĩnh sinh sống, làm việc tại Cộng hòa Pháp cung cấp, trao tặng cho TP Hà Tĩnh nhân kỷ niệm 190 năm thành lập (1831-2021) và 30 năm tái lập tỉnh (1991-2021) thì vùng đất này xưa đã có sự phát triển sầm uất, trù phú, có nhiều công trình văn hóa - lịch sử gắn với tỉnh lỵ Hà Tĩnh xưa qua các triều đại phong kiến.

Các cảnh quan, công trình mà “Tỉnh thành bát cảnh” nhắc đến chính là những công trình đến hôm nay vẫn còn hiện hữu một phần, một số được phục dựng, trùng tu… Tất cả đều là niềm tự hào của người Thành Sen qua các thế hệ…

“Tỉnh thành bát cảnh” xưa và trách nhiệm hôm nay của người Thành Sen

Chợ TX Hà Tĩnh năm 1987. Ảnh tư liệu của Nghệ sỹ nhiếp ảnh Sỹ Ngọ.

Tạo dựng lại di tích trên nền lịch sử để trở thành những công trình văn hóa, lịch sử vừa là ước nguyện, khát vọng của cán bộ, Nhân dân TP Hà Tĩnh hôm nay. Việc tiếp tục có nhiều công trình mới, dự án mới cho một thành phố văn minh, hiện đại, đáng sống và một thành phố có cả hồn cốt lịch sử để lại, làm mới sống lại “Tỉnh thành bát cảnh” là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân thành phố hôm nay.

Năm 2022, TP Hà Tĩnh kỷ niệm 15 năm thành lập; kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh. TP Hà Tĩnh chọn một trong các chủ đề của năm đó là: “Tạo bước đột phá mạnh mẽ về xây dựng và phát triển văn hóa - giáo dục” tập trung cho khôi phục những công trình di tích, văn hóa… của Thành Sen; phát triển GD&ĐT đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển của đất nước.

“Tỉnh thành bát cảnh” xưa và trách nhiệm hôm nay của người Thành Sen

Ngã ba Phan Đình Phùng giao với quốc lộ 1 năm 1985. Ảnh tư liệu của Nghệ sỹ nhiếp ảnh Sỹ Ngọ.

Mục tiêu lâu dài là xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, giàu bản sắc, xứng đáng với tên gọi “Cảnh sắc Thành Sen”; tiếp tục giữ gìn, phát huy văn hóa, lịch sử tại đền Võ Miếu, mở rộng khuôn viên đền Võ Miếu, khôi phục các hình thức tín ngưỡng, dịch thuật, bổ sung các tư liệu tại ngôi đền này, đưa tín ngưỡng thờ Phật về chùa Cảm Sơn (lâu nay là hợp tự)… để Võ Miếu là nơi đáp ứng nhu cầu tâm linh của Nhân dân thành phố và du khách thập phương.

Thành phố thực hiện quy hoạch núi Nài gắn với Công viên trung tâm thành phố và chùa Cảm Sơn, phát huy cảnh đẹp của núi Nài - sông Phủ, các di tích lịch sử trong khu vực: nơi phát tích dấu tích người Việt cổ, nơi Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ sinh sống lúc cuối đời, nơi gắn với trận đầu thắng Mỹ của quân và dân Hà Tĩnh (26/3/1965) và nơi yên nghỉ của các anh hùng liệt sỹ… để xứng đáng là “Cảm Lĩnh giai sơn - Nại Giang tú khí”… Để ngàn năm sông Phủ - núi Nài trở thành biểu tượng sông - núi của TP Hà Tĩnh.

“Tỉnh thành bát cảnh” xưa và trách nhiệm hôm nay của người Thành Sen

Hồ Bảy Mẫu tại phường Nam Hà (TP Hà Tĩnh). Ảnh: Đồng Anh

Thành phố cũng có kế hoạch khôi phục công trình Hào Thành, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của cổ thành Hà Tĩnh, phát triển du lịch, thương mại - dịch vụ, tạo lập cảnh quan mới trên nền cổ xưa; phát huy giá trị của Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh. Tiếp tục cải tạo, nạo vét, chỉnh trang sông Cụt, trở thành dòng sông thơ mộng làm đẹp cảnh quan của thành phố; phục dựng các lễ hội sông nước gắn hiện tại với quá khứ, xây đắp những gì tốt đẹp cho tương lai…

Tiếp tục xã hội hóa, đầu tư đồng bộ các hạng mục tại Văn Miếu; bổ sung các tư liệu lịch sử. Kế thừa truyền thống đạo học của quê hương, ngoài việc thờ tự các vị tiền bối, đây còn là nơi thờ tự các danh nhân văn hóa có công với nền giáo dục, văn hóa, y khoa... của quê hương, của nước nhà như: Đại thi hào Nguyễn Du, nhà giáo Chu Văn An, Thám hoa Nguyễn Huy Oánh, Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp. Việc thờ tự này nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học và là nơi để các thế hệ hậu sinh của Việt Nam đến chiêm ngưỡng và học tập… để “Văn Miếu trường thanh” vang danh mãi mãi…

“Tỉnh thành bát cảnh” xưa và trách nhiệm hôm nay của người Thành Sen

Văn Miếu Hà Tĩnh. Ảnh: CTV

Về “Tỉnh thị danh thương - Tịnh Lâm cổ tự”, thành phố sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước tại chợ Tỉnh (chợ thành phố Hà Tĩnh); đồng thời với việc kêu gọi đầu tư, xã hội hóa thực hiện việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ… để chợ thành phố trở thành trung tâm thương mại của cả tỉnh, hiện đại, văn minh… không hổ thẹn với tiền nhân về “Tỉnh thị danh thương”… Tiếp tục quy hoạch, đầu tư các hạng mục tại chùa Cảm Sơn gắn với quy hoạch khu vực núi Nài để đưa ngôi chùa này trở thành địa chỉ tín ngưỡng, tâm linh của người dân Thành Sen và du khách khi đến với TP Hà Tĩnh…

“Tỉnh thành bát cảnh” ngày xưa và các công trình dự án của thành phố đã, đang và sẽ triển khai là sự kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa cha ông để lại của mảnh đất, con người nơi đây. Đó chính là mạch nguồn để xây dựng TP Hà Tĩnh giàu bản sắc văn hóa, trở thành một trong những đô thị trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.