Trước giờ xả lũ Kẻ Gỗ: Cẩm Xuyên sẵn sàng di dời gần 2.000 hộ dân!

(Baohatinh.vn) - Cùng với tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, chuẩn bị phòng chống bão số 7 - Sarika, huyện Cẩm Xuyên đang nỗ lực chuẩn bị ứng phó với xả tràn hồ Kẻ Gỗ vào sáng mai (17/10) theo chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Tĩnh.

>> Chính thức xả tràn hồ Kẻ Gỗ từ 7h ngày 17/10

Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Phạm Đăng Nhật cho biết, theo công điện của UBND tỉnh, 7h ngày 17/10/2016, hồ Kẻ Gỗ sẽ xã tràn với lưu lượng 200 - 300m3/s tùy theo thời tiết. Huyện đang chuẩn bị các phương án ứng phó theo tinh thần “4 tại chỗ”. Các xã vùng hạ du đã đồng loạt triển khai các biện pháp an toàn trước khi xả tràn Kẻ Gỗ.

truoc gio xa lu ke go cam xuyen san sang di doi gan 2 000 ho dan

Lãnh đạo huyện Cẩm xuyên kiểm tra công tác ứng phó xả tràn hồ Kẻ Gỗ...

Huyện đã lên phương án chi tiết cho việc di dời tại chỗ 1.914 hộ dân (3.700 nhân khẩu) vùng trũng đến nơi tránh trú an toàn; chuyển đàn gia súc, gia cầm đến các gò cao, huy động lực lượng giúp dân dời chuyển, kê cao tài sản, đồ dùng vật dụng gia đình tránh không bị ngập trong nước; chủ động bố trí lực lượng canh gác, cảnh giới, hướng dẫn giao thông, bảo vệ an toàn người và phương tiện khi tham gia giao thông trên địa bàn.

truoc gio xa lu ke go cam xuyen san sang di doi gan 2 000 ho dan

... và trao quà động viên gia đình cụ Võ Tá Sương (98 tuổi, ở thôn Tân Mỹ, Cẩm Duệ) là thân nhân liệt sĩ

Rút kinh nghiệm từ đợt xả tràn trong trận lũ lớn năm 2010, Ban chỉ huy PCBL huyện đã chủ động điều 21 tàu thuyền gắn máy công suất dưới 20 CV của ngư dân vùng biển cùng 9 thuyền máy của các địa phương phục vụ cho công tác di dời; xử lý gia cố hệ thống đê điều đề phòng sạt lở đê khi nước dâng. Cùng đó, lên kịch bản huy động canô hàng và 33 xe cơ giới gầm cao, bố trí lực lượng quân đội, công an và đoàn thanh niên túc trực 24/24 sẵn sàng hỗ trợ các xã vùng hạ du lòng hồ Kẻ Gỗ gồm các xã: Cẩm Quan, Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ, Cẩm Thành, Cẩm Thạch, Cẩm Vịnh, Cẩm Bình…

truoc gio xa lu ke go cam xuyen san sang di doi gan 2 000 ho dan
truoc gio xa lu ke go cam xuyen san sang di doi gan 2 000 ho dan

Các xã Cẩm Duệ, Cẩm Mỹ nước vẫn ngập sâu

Đến thời điểm này, Tiểu ban hậu cần đã chuẩn bị cơ số nguồn lương thực nhu yếu phẩm (95.600 gói mỳ tôm, 32.500 lít nước uống) và một số cơ số thuốc chữa bệnh sẵn sàng triển khai cứu trợ nhân dân với tinh thần không để dân đói, rét, bệnh tật. Huyện chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn toàn huyện tập trung tăng cường ca trực thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe cho nhân; chủ động thu gom rác, xử lý vệ sinh môi trường sau khi lũ rút, không để phát sinh các ổ dịch bệnh

Có mặt tại xã Cẩm Duệ khi chính quyền địa phương và bà con nhân dân nơi đây đang tập trung khắc phục sự cố ngập úng do mưa lũ và khẩn trương chuẩn bị công tác bảo vệ an toàn người và tài sản, sẵn sàng ứng phó ngập lụt khi xả tràn hồ Kẻ Gỗ, Chủ tịch UBND xã Trần Xuân Long cho biết: Nằm trên địa bàn vùng trũng, mấy ngày qua hơn 1.800 hộ/6.500 nhân khẩu của xã Cẩm Duệ bị ngập nặng, có nơi nước ngập sâu đến 2,5m, toàn bộ 25ha rau, màu, 22ha ao hồ nuôi trồng thủy sản bị mất trắng. Đến sáng nay (16/10), mặc dù nước rút nhưng vẫn còn nhiều xóm đang bị chia cắt cô lập, ngập chìm trong nước.

truoc gio xa lu ke go cam xuyen san sang di doi gan 2 000 ho dan

Chuẩn bị thuyền đi sơ tán

"Chủ động phòng chống thiệt hại do xả tràn hồ Kẻ Gỗ vào sáng ngày mai, địa phương đang huy động lực lượng tại chỗ di tản người người già, trẻ em đến các gia đình có nhà 2 tầng để tránh trú; di dời gia súc, gia cầm đến những điểm cao, giúp dân kê, kích tài sản lên cao chống ngập nước", ông Long cho biết thêm.

Gia đình chị Nguyền Thị Thanh ở thôn Trần Phú chia sẻ: “Trận lũ năm 2010, xóm ngập nặng do xả tràn Kẻ Gỗ, gia đình tôi bị trôi hết tài sản, lúa má, gạo thóc ngập chìm trong nước hư hỏng hết. Lần này, nhờ được thông báo sớm, gia đình đã chủ động kê gác tài sản, kích lúa, gạo, đồ dùng vật dụng gia đình lên sàn chống lũ và đã chuẩn đủ nguồn nhu yếu phẩm sinh hoạt cuộc sống, đảm bảo an tàn người và tài sản trong thời gian xả tràn”.

truoc gio xa lu ke go cam xuyen san sang di doi gan 2 000 ho dan

Người dân phải dùng thuyền mới có thể đi lại

Tại xã Cẩm Mỹ, Chủ tịch UBND xã Lê Quang Nghĩa cho biết: “Cẩm Mỹ có 9 thôn phải thực hiện di dời tại chỗ 150 hộ/500 nhân khẩu. Đến trưa nay, xã triển khai các phương án ứng phó, cứu nạn, cứu hộ, công tác di dời dân tại chỗ; huy động lực lượng hướng dẫn và hỗ trợ người dân các thôn di chuyển tài sản, gia súc, gia cầm đến nơi tránh trú an toàn và chuẩn bị xuồng, thuyền gỗ sẵn sàng ứng cứu khi nước dâng”.

Theo anh Dương Văn Lục ở thôn 10, xã Cẩm Mỹ: “Do địa bàn thấp trũng, trước đây, mỗi lần xã tràn Kẻ Gỗ, nhà tôi cũng bị ngập rất sâu. Lần này được sự hỗ trợ của thôn, gia đình tôi đã chủ động làm gác sàn để cất giữ lúa gạo, đồ dùng dễ bị ngấm nước. Khi nước xả tràn dâng cao, gia đình đã có phương án sang tránh trú ở các nhà cao tầng trong xóm.”

Riêng ở xã Cẩm Vịnh, đến trưa 16/10, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Chiến cho hay: “Nhiều vùng dân cư vẫn đang chìm trong nước. Địa phương vừa tập trung khắc phục ngập úng vừa chủ động bố trí thuyền, xe cơ giới, lương thực, nhu yếu phẩm và triển khai các phương án di dời tại chỗ cứu hộ, bảo vệ an toàn người, tài sản của nhân dân khi thực hiện xả tràn hồ Kẽ Gỗ đúng theo tinh thần chỉ đạo công điện của tỉnh”.

Ông Trần Việt Hà - Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà:

Ngay khi có thông tin, huyện đã ban hành công điện khẩn gửi các xã trong vùng ảnh hưởng. Vùng trực tiếp là 10 xã phía Tây Nam huyện; vùng gián tiếp thì rất nhiều, kể cả thị trấn và các xã bãi ngang… Riêng vùng 10 xã phía Tây Nam đã có đến 3.335 hộ. Huyện đã có phương án cụ thể và cử cán bộ huyện, các ngành về chỉ đạo công tác ứng phó tận từng xã. Hiện nay, các xã đang thông báo trên hệ thống loa phát thanh về các thông tin liên quan đến lưu lượng, thời gian xả lũ cũng như tuyên truyền cách ứng phó, cảnh báo các tình huống xấu có thể xảy ra.

truoc gio xa lu ke go cam xuyen san sang di doi gan 2 000 ho dan

Người dân xã Thạch Tân kê cao tài sản phòng tránh ngập lụt do xả tràn Kẻ Gỗ

Về phương án sơ tán, gia súc được sơ tán lên các vùng cao vùng đồi núi; tài sản, lúa gạo sơ tán tại chỗ bằng hình thức kê lên cao. Người được sơ tán từ vùng thấp lên vùng cao hoặc hộ thấp lên hộ cao. Trong trường hợp xả lớn, ngập sâu, chuẩn bị phương án di dời người lên trường học hoặc các xã khác. Huyện huy động lực lượng giúp đỡ nhân dân di chuyển tài sản, khơi thông dòng chảy, đặc biệt là lượng bèo mắc kẹt ở các cầu cống; chuẩn bị sẵn vật tư, lương thực, nước uống để chủ động ứng cứu dân khi cần thiết.

Ông Lương Quốc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Tĩnh:

Thành phố đang ráo riết tiến hành các biện pháp để ứng phó với việc xả lũ hồ Kẻ Gỗ; cử cán bộ về trực tiếp chỉ đạo ở các xã, phường có nguy cơ ngập lụt sâu, nhất là các vùng ven sông Phủ.

truoc gio xa lu ke go cam xuyen san sang di doi gan 2 000 ho dan

Người dân phường Đại Nài kê lúa và các thiết bị nghe nhìn lên cao để tránh ngập

Thành phố cũng lưu ý đến các vấn đề sơ tán tại chỗ bằng cách kê cao tài sản; sơ tán người từ vùng thấp lên vùng cao, đảm bảo an toàn khi xả lũ; chuẩn bị các điều kiện theo phương án “4 tại chỗ” để ứng phó.

Ngoài ra, thành phố Hà Tĩnh còn tăng cường lực lượng công an để đảm bảo an ninh trật tự, điều khiển, hướng dẫn, điều tiết giao thông trên địa bàn để người tham gia giao thông được an toàn; trong đó, chú trọng đến giao thông trên tuyến QL 1A…

Thêm hình ảnh về công tác chuẩn bị sơ tán của người dân Cẩm Xuyên:

truoc gio xa lu ke go cam xuyen san sang di doi gan 2 000 ho dan

Giúp người dân Cẩm Duệ vận chuyển đồ đạc...

truoc gio xa lu ke go cam xuyen san sang di doi gan 2 000 ho dan

... và đưa trâu bò đi sơ tán

truoc gio xa lu ke go cam xuyen san sang di doi gan 2 000 ho dan

Kê cao lương thực

truoc gio xa lu ke go cam xuyen san sang di doi gan 2 000 ho dan

Di dời đến nơi cao ráo

truoc gio xa lu ke go cam xuyen san sang di doi gan 2 000 ho dan

Kê cao vật dụng gia đình

Chủ đề TẬP TRUNG ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ MƯA LŨ

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.