Trưởng thôn gương mẫu, xóm đạo ven đô Hà Tĩnh hiến gần 5.000 m2 đất

(Baohatinh.vn) - Trong năm 2017 và 2018, thôn Trung (xã Thạch Hạ, TP. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh) đã hiến 4.800m2 đất mở đường, trong đó, thôn trưởng tiên phong hiến hơn 600m2.

Trưởng thôn gương mẫu, xóm đạo ven đô Hà Tĩnh hiến gần 5.000 m<sup>2</sup> đất

Ông Lê Đức Luận đã có đến 19 năm cống hiến cho công tác tập thể với chức danh thôn trưởng.

Thôn Trung là thôn công giáo toàn tòng với 118 hộ, 497 nhân khẩu. Dẫu là đơn vị của thành phố, song, thôn vẫn gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân khiến thôn Trung khó tìm được hướng đi bứt phá là do tỷ lệ già hóa quá cao, phải có đến trên 70% người sinh sống tại thôn có độ tuổi trên 60 tuổi. Đó cũng là một trong những lý do chính khiến chương trình xây dựng nông thôn mới tại thôn có phần chững lại và yếu hơn so với các địa phương khác trong xã.

Trưởng thôn gương mẫu, xóm đạo ven đô Hà Tĩnh hiến gần 5.000 m<sup>2</sup> đất

Gia đình ông Luận tiên phong hiến 500 m2 đất mở đường, đến nay, đường thôn rộng đến 7m đã hoàn thành phần nền.

Ông Luận nhớ lại, ban đầu, người dân nghĩ rằng, chương trình NTM chỉ là một trong những dự án như bao dự án khác, Nhà nước cấp vốn, xây dựng các công trình là đạt chuẩn. Do phần lớn là người già, quá trình tuyên truyền, vận động gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, muốn làm nông thôn mới, bước đầu tiên và là bước quan trọng nhất là công tác tuyên truyền, khi người dân hiểu rõ bản chất và nhận thấy lợi ích thì họ sẽ đồng tình hưởng ứng.

Trưởng thôn gương mẫu, xóm đạo ven đô Hà Tĩnh hiến gần 5.000 m<sup>2</sup> đất

Ngoài ra, ông Luận còn hiến 100 m2 đất phục vụ cải tạo đê.

Không chỉ đơn thuần cung cấp các thông tin qua hệ thống loa phát thanh, thôn trưởng Luận cùng ban mặt trận thôn đến từng nhà để tuyên truyền, vận động. Thôn có 7 tổ liên gia, định kỳ vào thứ 4 hàng tuần, các tổ liên gia tổ chức họp và có sự góp mặt của thành viên ban cán sự thôn.

Ông Luận kể tiếp, chúng tôi tổ chức họp tổ liên gia không sót tuần nào, người dân tham gia rất đầy đủ, đây là thuận lợi lớn của thôn. Qua các cuộc họp, không chỉ chúng tôi cung cấp thông tin, phố biến chủ trương, chính sách mà còn lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người dân, cũng như hóa giải khúc mắc các thành viên, tạo sự đoàn kết, thống nhất. Đặc biệt, thôn thường xuyên tổ chức các chương trình văn nghệ, và các tiết mục được lồng ghép để tuyên truyền người dân chung tay xây dựng nông thôn mới. Nhiều tiết mục thể hiện bằng hình thức dân ca, ví giặm, đi vào lòng người và góp phần thay đổi nhận thức người dân.

Trưởng thôn gương mẫu, xóm đạo ven đô Hà Tĩnh hiến gần 5.000 m<sup>2</sup> đất

Ông Luận là một trong những người xây dựng kịch bản các chương trình văn nghệ của thôn để tuyên truyền nhân dân xây dựng nông thôn mới.

Trong đó, có không ít lời bài hát của những nhạc sỹ chân quê được nhiều người dân thuộc lòng, chẳng hạn như: Bố mẹ ơi con nói/ bố mẹ cứ cho đi/ vài mét đất tiếc chi/ vì tương lai con cháu…

“Quan trọng hơn là nói phải đi đôi với làm, tuyên truyền mà chỉ nói suông thì rất khó để người dân tin, do vậy, những người đứng đầu thôn phải đi trước. Để lắp hệ thống đèn chiếu sáng trên các tuyến đường, ban đầu, tôi bỏ tự bỏ tiền túi ra làm, đến khi hoàn thành, người dân thấy hợp lý nên cùng nhau quyên góp… trả nợ. Làm đường cũng thế, năm ngoái, khi dân còn khó khăn, tôi đứng ra vay vốn 70 triệu đồng để thực hiện, sau đó, hàng năm người dân đóng góp trả nợ", ông Luận trải lòng.

Trưởng thôn gương mẫu, xóm đạo ven đô Hà Tĩnh hiến gần 5.000 m<sup>2</sup> đất

"Thôn trưởng phải là người vừa chỉ đạo, vừa vận động vừa trực tiếp lao động".

Thực tế, hầu hết các tuyến đường của thôn Trung đã được bê tông hóa từ lâu, nhưng chiều rộng đường quá hẹp. Năm nay, tiếp tục chương trình mở rộng lề đường nội thôn đảm bảo chiều rộng theo quy định, gia đình tôi hiến hơn 500m2 đất. Đến nay, đường đã được san nền, phấn đấu hoàn thành cứng hóa ngay trong tháng 10. Ngoài ra, gia đình tôi còn hiến 100 m2 đất để phục vụ dự án cải tạo đê Đồng Môn. Từ những việc làm thiết thực đó, các hộ dân khác đồng lòng hiến đất, xây dựng nông thôn mới", ông Luận kể thêm.

Theo ông Luận, từ 2017 đến nay, nhân dân thôn Trung đã hiến 4.800 m2 đất mở đường, trong đó một nửa diện tích được hiến là đất ở. Cả thôn Trung hầu như nhà nào cũng hiến đất, nhiều hộ gia đình hiến cả hàng trăm m2 đất như hộ ông Đoàn Kim Trinh, hộ bà Nguyễn Thị Hồng… Ngoài ra, người dân cũng đang tích cực đóng góp xây dựng các công trình thiết chế văn hóa, khu thể thao.

Ông Luận tâm sự thêm, đã làm thôn trưởng thì phải hi sinh, đưa quyền lợi tập thể lên trên. Đợt cao điểm xây dựng nông thôn mới, tôi lo đến sụt cân, cả tháng trời ngày nào cũng có mặt trên đường, mình vừa chỉ đạo, vừa vận động vừa trực tiếp lao động để làm gương. Hiện, thôn Trung đang nỗ lực xây dựng một số vườn mẫu và khu dân cư kiểu mẫu, với sự ủng hộ của người dân hi vọng sẽ hoàn thành trong năm 2018.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.