Tuân thủ lịch thời vụ, sử dụng bộ giống chất lượng cho vụ xuân 2025

(Baohatinh.vn) - Thời điểm xuống giống vụ xuân 2025 ở Hà Tĩnh dự báo trùng các đợt rét đậm, rét hại nên bà con nông dân cần chủ động ứng phó để sản xuất an toàn trong vụ mùa quan trọng nhất năm.

bqbht_br_img-4923.jpg
Bà con nông dân cày ải lần 1 để chuẩn bị xuống giống vụ xuân 2025.

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân các địa phương đang tập trung tiến hành cày ải lần 1 để chuẩn bị xuống giống vụ xuân 2025. Đặc biệt, tiến độ làm đất đợt này được đẩy nhanh bởi song song với việc phá ô thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn, chuyển đổi ruộng đất ở các địa phương. Trong tháng 11, nhiều nơi đã có diện tích làm đất khá lớn. Cùng đó, các địa phương cũng hoàn tất sớm công đoạn bàn giao diện tích đất sau chuyển đổi cho bà con nông dân; hoàn thành đào đắp, xây dựng hệ thống đường nội đồng, kênh mương kiên cố, đảm bảo dẫn nước cho vụ mới.

bqbht_br_z6096002146933-99e82e8b17ba7d63dcdb18f7c126ee6b.jpg
Bà con nông dân huyện Can Lộc cày ải đợt 1.

Ông Nguyễn Văn Chung (thôn Đoàn Kết, Thiên Lộc, Can Lộc) sản xuất hơn 1 mẫu lúa nên việc cày ải, bón vôi được triển khai từ sớm. Ông Chung chia sẻ: “Quãng nghỉ từ vụ hè thu sang vụ xuân khá dài, cỏ mọc lên nhiều nên công làm đất, phát cỏ bờ mất khá nhiều thời gian. Tạnh ráo ngày nào, tôi tranh thủ cày ngày đó. Bây giờ có các máy cỡ lớn nên đất được cày ải rất kỹ, khi xuống giống cũng đỡ nhọc công hơn”.

Trong khi các địa phương đang tập trung ra quân làm đất, nạo vét kênh mương thuỷ lợi, cải tạo đồng ruộng thì các đơn vị, công ty cung ứng giống, phân bón, vật tư nông nghiệp trên địa bàn khẩn trương chuẩn bị nguồn hàng, vận chuyển về các đại lý lớn để cung cấp cho Nhân dân.

bqbht_br_z6096172665721-f281d57a4564f2c870cccb539c978357.jpg
Giống lúa vụ xuân 2025 được các công ty giống chuẩn bị sẵn sàng.

Theo Đề án sản xuất vụ xuân 2025, đối với các giống đại trà, tỉnh cơ cấu gồm 2 nhóm giống: Lúa lai và lúa thuần với 24 loại giống. Tổng lượng lúa giống phục vụ sản xuất khoảng 36.000 tấn.

“Để đảm bảo cho sản xuất vụ xuân, công ty đã chuẩn bị đầy đủ các giống theo bộ cơ cấu của tỉnh, gồm: giống lúa thuần (HT1, Nếp 98, Khang dân 18, Xuân Mai...), giống lúa lai (Nhị ưu 838, Thái Xuyên 111, Lai thơm 6, Long Hương 8117...). Đến thời điểm này, doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng với các địa phương. Công ty đảm bảo về số lượng, chất lượng và nguồn dự phòng khi có sự cố thiên tai, dịch bệnh phải gieo cấy lại” – bà Võ Thị Hồng Minh, Giám đốc Công ty Giống cây trồng Hà Tĩnh cho biết.

Vụ xuân năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu gieo cấy 59.097 ha lúa, giảm so với vụ xuân 2024 là 221 ha (do thu hồi đất trồng lúa để thực hiện các dự án), sản lượng phấn đấu đạt trên 35,5 vạn tấn, năng suất dự kiến đạt trên 60,14 tạ/ha.

Theo dự báo của cơ quan khí tượng, ngày 5/1/ - 3/2/2025 trùng với tiết Tiểu Hàn – Đại Hàn là thời điểm có tần suất rét đậm, rét hại cao nhất trong năm. Thời gian này cơ bản trùng với lịch xuống giống tập trung các trà lúa xuân, gây khó khăn trong tổ chức, chỉ đạo và triển khai sản xuất. Giai đoạn lúa trổ bông khả năng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc cuối vụ gây mưa ẩm. Theo các nhà chuyên môn, điều kiện này sẽ là môi trường thích hợp cho dịch bệnh trên lúa phát sinh, nhất là đối với địa phương có nhiều vùng tiểu khí hậu đa dạng và các vùng mẫn cảm với bệnh đạo ôn.

bqbht_br_z6095820608818-81e21c2f2a157d1ef89b10e84b3e583f.jpg
Nông dân huyện Lộc Hà đã bắc mạ một số diện tích cấy giống XT 28 tại các vùng đặc thù.

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: Trước diễn biến bất thường của thời tiết, dịch bệnh, ngành nông nghiệp đã xây dựng kịch bản ứng phó linh hoạt phù hợp. Đề án sản xuất vụ xuân tính toán căn cơ từ khâu bắc mạ đến cấy. Theo đó, căn cứ thời gian sinh trưởng của từng giống, bà con bắc mạ trong khung thời vụ từ 10/1 - 5/2/2025. Đối với những vùng có tập quán gieo thẳng, lịch gieo thẳng theo thời vụ bắc mạ. Trong cùng một nhóm giống, giống có thời gian sinh trưởng dài hơn bố trí gieo cấy đầu khung thời vụ, giống có thời gian sinh trưởng ngắn hơn bố trí cuối khung thời vụ. Khuyến cáo 100% diện tích mạ phải được phủ nilon đúng kỹ thuật, đồng thời căn cứ vào dự báo thời tiết ngắn hạn để chỉ đạo thời điểm ngâm ủ giống, hạn chế thấp nhất thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra.

Hiện nay, tại các địa phương, cùng với việc lên kế hoạch, sẵn sàng cho công tác chuẩn bị xuống giống vụ sản xuất chính trong năm, chính quyền các cấp cũng tăng cường cao nhất công tác quản lý Nhà nước về thời vụ sản xuất, cung ứng giống và vật tư.

bqbht_br_z6096117116331-0ebe685f178931bffdffa9da69e7f17f.jpg
Vật tư nông nghiệp sản xuất vụ xuân 2025 đã được nhiều đại lý nhập về số lượng lớn.

Ông Phan Cao Kỳ - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Can Lộc cho biết: “Vụ xuân 2025, huyện sản xuất trên 9.100 ha lúa. Trên thực tế, những năm qua, vẫn còn nhiều người dân không tuân thủ đúng lịch thời vụ, xuống giống cùng một lần các loại giống, sử dụng giống để lại từ vụ trước,… Vì thế, huyện đã tập huấn, chỉ đạo sâu sát các địa phương tuân thủ, chấp hành nghiêm khung lịch thời vụ của tỉnh và cơ cấu giống lúa của địa phương, không sử dụng giống tùy tiện, ngoài cơ cấu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng xấu đến sản xuất. Riêng đối với việc bắc mạ, nhất quyết 100% phải được phủ ni lông để chống rét".

bqbht_br_img-7168.jpg
Bà con triển khai các khâu làm đất, chuẩn bị chu đáo cho vụ xuân 2025.

Vụ xuân 2025, trong điều kiện thời tiết còn nhiều diễn biến thất thường, để vừa tăng hiệu quả thâm canh, vừa phòng trừ sâu bệnh an toàn, huyện Đức Thọ đã tính toán và đưa vào cơ cấu 7 giống chủ lực: Nếp 98, Bắc Thịnh, Hà Phát 3, HaNa 7, Hương Bình, Thái Xuyên 111, VNR20 và giống đặc thù DT39 Quế Lâm sản xuất hữu cơ theo quy trình và liên kết theo chuỗi với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm. Huyện chú trọng tập trung xây dựng gần 400 ha lúa theo hướng hữu cơ tại các xã, thị trấn theo quy trình của Tập đoàn Quế Lâm; duy trì các mô hình sản xuất lúa VietGAP, các mô hình sản xuất lúa trên ruộng rươi cáy tại các xã Bùi La Nhân, Yên Hồ, Quang Vĩnh. Đồng thời, sản xuất lúa hàng hóa quy mô lớn trên các vùng tích tụ ruộng đất tại các địa phương đã thực hiện chuyển đổi.

Với công tác chuẩn bị chu đáo, xây dựng kịch bản ứng phó linh hoạt, Hà Tĩnh đang phát huy cả hệ thống chính trị, đẩy mạnh sản xuất phấn đấu đạt và vượt diện tích, năng suất, sản lượng đề ra trong sản xuất lúa vụ xuân 2025.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.
Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Với quy trình khép kín, trang bị máy móc hiện đại, mô hình trồng nấm đem về cho gia đình chị Bùi Thị Anh (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

Bức tranh nông thôn mới ở Thạch Hà sẽ có những thay đổi khi tới đây có 11 xã sẽ nhập vào TP Hà Tĩnh, đồng thời huyện có thêm 11 xã, thị trấn chuyển về từ huyện Lộc Hà. Các địa phương về thành phố sẽ khai thác tiềm năng, đón đầu cơ hội xây dựng NTM, đô thị văn minh; còn các xã của huyện Thạch Hà tiếp tục “giữ lửa” thực hiện nhiệm vụ xây dựng huyện NTM nâng cao.
Anh nông dân đầu tư tiền tỷ làm nông nghiệp hàng hóa

Thủ lĩnh cơ giới hóa nông nghiệp ở thành phố Hà Tĩnh

Người ta vẫn gọi đùa anh Nguyễn Bằng Tấn (thôn Tiền Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) là "gã liều”, thậm chí là "gã gàn” khi hết lần này đến lần khác “vác” tiền nhà mua máy móc để sản xuất nông nghiệp. Nhưng, sự liều lĩnh ấy hoàn toàn không hề vô định mà bên trong người nông dân “chân lấm tay bùn” là một tư duy đột phá, sự quyết liệt trong cách làm để phát triển nông nghiệp hiện đại.
Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Thời điểm cuối năm này, các địa phương ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang tập trung đẩy nhanh tiến độ nâng cấp các tiêu chí NTM gắn với chỉnh trang cảnh quan xóm làng đón tết.