Về nơi nông dân chỉ có thể dùng máy gặt tay thu hoạch lúa ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Do địa hình không thuận lợi để đưa máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch lúa nên người dân một số địa bàn miền núi ở Hà Tĩnh phải dùng máy gặt tay thủ công.

Về nơi nông dân chỉ có thể dùng máy gặt tay thu hoạch lúa ở Hà Tĩnh

Vào vụ lúa chín, người dân một số xã ở các huyện Hương Khê, Vũ Quang… lại mang trên vai chiếc máy gặt thủ công, ra đồng thu hoạch lúa. Một số vùng của 2 địa phương này đang phải sử dụng phương pháp thu hoạch thủ công vì máy công nghiệp không thể tiếp cận đồng ruộng.

Về nơi nông dân chỉ có thể dùng máy gặt tay thu hoạch lúa ở Hà Tĩnh

Từ 4h30 phút sáng, ông Phạm Văn Thảo (60 tuổi, trú thôn 7, xã Hà Linh, huyện Hương Khê) đã đội đèn pin, mang theo máy cắt cỏ ra đồng thu hoạch lúa. Vụ hè thu năm nay, gia đình ông gieo gần 4 sào lúa.

Về nơi nông dân chỉ có thể dùng máy gặt tay thu hoạch lúa ở Hà Tĩnh

“Ở vùng này, đồng ruộng nền đất mềm, sình lầy, dễ lún sâu nên khi lúa chín ai nấy đều phải dùng máy gặt tay để thu hoạch chứ không thể đưa máy gặt đập liên hợp vào được. Gặt và tuốt lúa thủ công nên cũng mất nhiều thời gian hơn”, ông Thảo nói.

Về nơi nông dân chỉ có thể dùng máy gặt tay thu hoạch lúa ở Hà Tĩnh

Máy gặt lúa được người dân nơi đây sử dụng là loại máy dùng động cơ chạy bằng xăng pha nhớt. Mỗi chiếc máy có giá từ 2-4 triệu đồng, vừa có thể gặt lúa hoặc cắt cỏ, sẻ phát cây bụi. Nếu máy gặt liên tục cho năng suất gấp 5 lần người gặt bằng tay. Bà con ở đây từng nhiều lần liên hệ máy gặt đập liên hoàn về để thu hoạch lúa, song do địa hình đồng ruộng phức tạp, lại sình lầy nên chủ máy không thể đáp ứng.

Về nơi nông dân chỉ có thể dùng máy gặt tay thu hoạch lúa ở Hà Tĩnh

Lúa sau khi gặt xong được bà con phơi ngay tại ruộng 1 đến 2 ngày để phần thân ráo nước mới vận chuyển về nhà.

Về nơi nông dân chỉ có thể dùng máy gặt tay thu hoạch lúa ở Hà Tĩnh

“Bà con phơi lúa khô từ ngoài đồng, khi về tuốt phần rơm để làm thức ăn cho gia súc”, bà Hiền (52 tuổi, trú thôn Nam Trung, xã Điền Mỹ, huyện Hương Khê) chia sẻ.

Về nơi nông dân chỉ có thể dùng máy gặt tay thu hoạch lúa ở Hà Tĩnh

Trên cánh đồng của xã Quang Thọ (huyện Vũ Quang), người dân tất bật thu hoạch lúa. Khắp cánh đồng là tiếng máy gặt rền vang cùng hình ảnh từng gia đình cặm cụi gặt, bó lúa.

Về nơi nông dân chỉ có thể dùng máy gặt tay thu hoạch lúa ở Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Văn Châu (62 tuổi, trú thôn 5, xã Quang Thọ) cho biết: Vụ hè thu này, gia đình chỉ làm vài sào, bằng một nửa vụ đông xuân. Năm nay, thời tiết thuận lợi nên lúa đạt năng suất cao. Từng nhiều lần xã gọi máy gặt đập liên hợp giúp người dân thu hoạch nhưng họ đều từ chối vì khó tiếp cận đồng ruộng. Nhờ máy gặt tay mà nông dân chủ động và giảm được phần nào thời gian thu hoạch so với gặt bằng liềm, lưỡi hái như trước đây.

Về nơi nông dân chỉ có thể dùng máy gặt tay thu hoạch lúa ở Hà Tĩnh

Người dân ở đây cho biết, vụ hè thu năm nay, năng suất lúa đạt cao nhờ thời tiết thuận lợi kết hợp với công tác chăm sóc được chú trọng.

Về nơi nông dân chỉ có thể dùng máy gặt tay thu hoạch lúa ở Hà Tĩnh

"Tôi tranh thủ phụ bố mẹ gánh lúa về nhà. Ruộng đất mềm, dễ lún nên hầu hết cánh đàn ông sẽ làm việc này”, anh Mạnh (trú thôn 5, xã Quang Thọ Vũ Quang), cho hay.

Về nơi nông dân chỉ có thể dùng máy gặt tay thu hoạch lúa ở Hà Tĩnh

Xe kéo hay xe bò kéo là phương tiện hữu hiệu nhất được người dân địa phương dùng để chở lúa về nhà.

Về nơi nông dân chỉ có thể dùng máy gặt tay thu hoạch lúa ở Hà Tĩnh

Người dân Quang Thọ dùng máy tuốt liên hoàn để tách rơm, lúa chắc, lúa lép thành từng phần riêng.

Về nơi nông dân chỉ có thể dùng máy gặt tay thu hoạch lúa ở Hà Tĩnh

Ông Dương Ngọc Hoàng - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Khê cho biết: Vụ hè thu năm nay, toàn huyện sản xuất 2.300 ha lúa, năng suất đạt 40 - 44 tạ/ha. Do địa hình phức tạp nên nhiều vùng sản xuất không thể thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp, gây khó khăn cho bà con mỗi lúc đến độ thu hoạch. Để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, người dân tập trung dùng máy gặt tay thay cho việc dùng liềm như trước.

Về nơi nông dân chỉ có thể dùng máy gặt tay thu hoạch lúa ở Hà Tĩnh

Trong khi đó, tại các huyện Thạch Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên…, việc áp dụng máy móc hiện đại trong sản xuất đã giúp nông dân tiết kiệm thời gian trong việc thu hoạch lúa.

Về nơi nông dân chỉ có thể dùng máy gặt tay thu hoạch lúa ở Hà Tĩnh

Trên cánh đồng Rú Cựa (xã Sơn Giang) và một số vùng của xã Kim Hoa, Sơn Bằng, Sơn Trung (Hương Sơn), người dân cũng đang tất bật thu hoạch lúa sau nhiều ngày mưa lớn.

Về nơi nông dân chỉ có thể dùng máy gặt tay thu hoạch lúa ở Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Xuân Trường (50 tuổi, trú thôn 5, xã Sơn Giang), cho biết, vụ mùa này, gia đình canh tác 4 sào lúa. “Lúa chín rộ nên tranh thủ trời nắng, tôi phải gặt sớm để phơi phóc. Để có thêm rơm rạ cho trâu bò, tôi chủ động dùng máy gặt tay thủ công”, ông nói.

Về nơi nông dân chỉ có thể dùng máy gặt tay thu hoạch lúa ở Hà Tĩnh

Theo ông Phan Văn Đức - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn, vụ hè thu năm nay, toàn huyện sản xuất 2.0266 ha lúa, năng suất đạt 41 tạ/ha, cao hơn các năm trước. Đến nay, người dân đã thu hoạch hơn 50% diện tích. Sau đợt mưa kéo dài, bà con đang tích cực thu hoạch số diện tích còn lại.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, toàn tỉnh đã thu hoạch được hơn 35.000 ha lúa hè thu, đạt hơn 76% diện tích gieo cấy; hơn 9.000 ha còn lại tập trung ở các vùng Tây Nam Thạch Hà, Thượng Can Lộc, Hương Sơn, Lộc Hà, TX Hồng Lĩnh...

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.