Vé "thông hành" cho sản phẩm giò chả truyền thống thị xã Kỳ Anh

(Baohatinh.vn) - Được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, giò chả Chín Hồng ở phường Hưng Trí (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) liên tục nhận thêm nhiều đơn hàng mới.

Video: Quy trình sản xuất giò chả Chín Hồng

Sản phẩm giò chả Chín Hồng của gia đình chị Nguyễn Thị Hồng (tổ dân phố 2, phường Hưng Trí, TX Kỳ Anh) được công nhận OCOP 3 sao vào tháng 4/2023 là nguồn động viên lớn đối với cơ sở trong nỗ lực xây dựng thương hiệu sản phẩm sạch. Đây còn là tấm "vé thông hành” để giò chả Chín Hồng mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường cho sản phẩm giò chả OCOP 3 sao đầu tiên ở TX Kỳ Anh.

Khởi nghiệp với nghề may quần áo nhưng cơ duyên lại dẫn chị Hồng gắn bó với nghề làm giò chả hơn 12 năm nay. Sản phẩm của gia đình chị được nhiều người tin dùng vì không chỉ bởi đa dạng chủng loại mà còn nằm ở hương vị thơm ngon, chất lượng.

Vé “thông hành” cho sản phẩm giò chả truyền thống thị xã Kỳ Anh

Sản phẩm giò chả Chín Hồng được đóng gói với hình thức bắt mắt

Chia sẻ về quá trình khởi nghiệp, chị Hồng cho biết: “Khi đang làm thợ ở chợ, nhận thấy nhu cầu về tiêu thụ giò chả lớn tại thị trường địa phương nên tôi bắt tay vào tự tìm hiểu, học hỏi qua các cơ sở sản xuất ở các địa phương khác, qua mạng Internet, rồi tự tìm ra công thức cho mình. Nhờ vậy, hương vị giò chả của gia đình tôi làm ra luôn có sự riêng biệt, thu hút thực khách tin dùng…”.

Những ngày đầu, sản phẩm khó tiêu thụ, sản xuất bằng thủ công vốn đầu tư ít, nhưng công sức bỏ ra khá nhiều mà hiệu quả thu được không đáng kể. Sau vài lần thất bại, chị Hồng cho rằng cần phải thay đổi phương thức chế biến truyền thống bằng việc đầu tư trang thiết bị để phù hợp với xu thế hiện tại.

Vé “thông hành” cho sản phẩm giò chả truyền thống thị xã Kỳ Anh

Từ khi gắn sao OCOP, sản phẩm giò chả Chín Hồng càng được khách hàng ưa chuộng

Chị Hồng đã đầu tư mua sắm thêm nhiều loại máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất như: máy xay thịt, lò hấp cách thủy, tủ làm lạnh, máy hút chân không… để giữ được màu sắc, hương vị, tránh hư hỏng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chất lượng được nâng lên, nên sản phẩm ngày càng thu hút người tiêu dùng, đặc biệt tăng đột biến khi giò chả Chín Hồng được công nhận OCOP 3 sao.

“Trước đây trung bình mỗi ngày gia đình tôi sản xuất khoảng 1,5 - 2 tạ giò thành phẩm. Từ sau khi sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao càng được nhiều người biết tới, đặt hàng, có ngày chúng tôi sản xuất lên 3 - 4 tạ thành phẩm...”.

Sản phẩm của cơ sở sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương mà còn được các nhà hàng, các trường tiểu học, mầm non trên địa bàn tin tưởng lựa chọn đưa vào thực đơn bán trú.

Vé “thông hành” cho sản phẩm giò chả truyền thống thị xã Kỳ Anh

Chị Nguyễn Thị Hồng, chủ cơ sở giò chả Chín Hồng.

Hiện nay trên thị trường, giò chả của cơ sở Chín Hồng có 2 loại với 2 trọng lượng khác nhau từ 500 gam và 1kg, với giá bán ra thị trường 120.000 đồng/kg. Ngoài mặt hàng chủ đạo là giò chả, cơ sở còn chế biến thêm các món: xúc xích, giò xông khói, giò chân rút xương, giò bắp bò… để đáp ứng đa dạng nhu cầu thị trường.

Theo chị Hồng, sắp tới, gia đình sẽ tiếp tục nâng cấp dây chuyền, mua sắm trang thiết bị để xây dựng thêm một sản phẩm OCOP nữa là giò bắp bò…”

Vé “thông hành” cho sản phẩm giò chả truyền thống thị xã Kỳ Anh

Cơ sở của chị Hồng tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 6 lao động với mức thu nhập 6 triệu đồng/tháng.

Bà Lê Thị Hường - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi thị xã cho biết: “Giò chả Chín Hồng là 1 trong 3 sản phẩm của thị xã được công nhận OCOP năm 2023, hiện đang rất được ưa chuộng trên thị trường. Cơ sở này còn tạo việc làm cho 6 lao động tại địa phương với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng.

Từ thành công này, thời gian tới, thị xã sẽ khuyến khích các cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn đầu tư dây chuyền, trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, xây dựng thương hiệu OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế của từng xã, phường nhằm nâng cao thu nhập cho người dân....".

Chủ đề Nông dân khởi nghiệp

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.