Vì mục tiêu phát triển rừng bền vững

(Baohatinh.vn) - Quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng bền vững, có hiệu quả là mục tiêu xuyên suốt, được cán bộ, nhân viên Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn (Hà Tĩnh) thực hiện trong nhiều năm qua.

Vì mục tiêu phát triển rừng bền vững

Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn đang quản lý, bảo vệ gần 20.000 ha rừng và đất rừng với hệ sinh thái rừng đa dạng đã được cấp chứng chỉ FSC

Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn (Công ty LN&DV Hương Sơn) được Nhà nước giao quản lý, bảo vệ gần 20.000 ha rừng và đất rừng (rừng phòng hộ 7.673 ha, rừng sản xuất 12.229 ha với 96% diện tích là rừng tự nhiên). Từ năm 2010, công ty xây dựng phương án quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn của Việt Nam. Đến năm 2012, công ty được Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) hỗ trợ, từng bước tiếp cận sâu hơn với các nguyên tắc và tiêu chí quản lý rừng bền vững của Hội đồng Quản lý rừng thế giới FSC (Forest Stewardship Council).

Ông Lê Tiến Cát – Giám đốc Công ty LN&DV Hương Sơn cho biết, để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) theo chuẩn quốc tế, hàng năm, công ty xây dựng và tổ chức thực hiện phương án QLBVR-PCCCR; gắn trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ, người lao động trong quản lý, bảo vệ, xây dựng rừng. Kết quả trong những năm qua, gần 20.000ha rừng và đất lâm nghiệp được quản lý bảo vệ tốt, không bị xâm canh xâm cư, không bị lấn chiếm.

Vì mục tiêu phát triển rừng bền vững

Nhiều diện tích rừng được công ty phát triển, trồng mới

Song song với quản lý, bảo vệ, Công ty LN&DV Hương Sơn còn chú trọng công tác phát triển rừng bền vững. Năm 2017 và 9 tháng đầu năm 2018, công ty đã tổ chức trồng mới 105 ha rừng trồng cây gỗ lớn trên đối tượng đất chưa có rừng và đất trống quy hoạch ngoài lâm nghiệp.

Năm 2014, Công ty LN&DV Hương Sơn là đơn vị thứ 4 trong cả nước được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC; năm 2016 được Tổ chức chứng nhận GFA (một trong những tổ chức của Hội đồng Quản lý rừng thế giới) cấp cấp chứng chỉ “Quản lý rừng theo hướng bảo tồn các dịch vụ hệ sinh thái tập trung vào việc duy trì trữ lượng cacbon rừng”. Đây cũng là đơn vị đầu tiên trong cả nước được Tổ chức GFA cấp chứng chỉ quản lý rừng.

Vì mục tiêu phát triển rừng bền vững

Diện tích rừng và đất rừng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, đồi núi hiểm trở nên công tác quản lý, bảo vệ của công ty còn gặp nhiều khó khăn

Tuy nhiên, theo ông Lê Tiến Cát – Giám đốc Công ty LN&DV Hương Sơn, có chứng chỉ đã khó, nhưng để duy trì được chứng chỉ trong giai đoạn hiện nay lại càng khó hơn. Hàng năm, ngoài kinh phí đầu tư bảo vệ rừng, công ty phải đầu tư ít nhất 500 – 700 triệu đồng để thực hiện công tác giám sát chuyên đề độc lập của các tổ chức quốc tế về phát triển rừng... Trong khi, nguồn kinh phí đầu tư cho QLBVR hàng năm còn mang tính hỗ trợ, nhà nước chưa thực hiện chi trả chi phí cho người bảo vệ rừng theo định mức đã ban hành nên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của cán bộ, nhân viên. Bên cạnh đó, chức năng, quyền hạn xử lý các vụ việc vi phạm của chủ rừng còn rất hạn chế, gây trở ngại rất lớn cho việc thực hiện nhiệm vụ QLBVR.

“Mặc dù còn những khó khăn, nhưng với quyết tâm, trách nhiệm cao, những cán bộ, nhân viên Công ty LN&DV Hương Sơn vẫn đang ngày đêm bám trụ, giữ rừng và phát triển bền rừng bền vững” - ông Lê Tiến Cát khẳng định.

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.