Vũ Quang khó tự cân đối nguồn lực thực hiện nhóm tiêu chí NTM cấp xã

(Baohatinh.vn) - Tuy chỉ còn 1 xã chưa chưa về đích, tổng nguồn kinh phí cần để hoàn thành các tiêu chí cấp xã ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) cũng không nhiều, nhưng việc huy động nguồn lực đang cho thấy nhiều khó khăn, các địa phương không thể tự cân đối.

Trong số 11 xã của huyện Vũ Quang hiện chỉ còn duy nhất xã Hương Điền chưa hoàn thành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Để năm 2019 về đích theo kế hoạch, xã tái định cư này cần ít nhất 8,5 tỷ đồng để xây dựng, tu sửa khuôn viên trung tâm văn hóa xã, hội quán 4 thôn, các trường học, trạm y tế, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu và một số công trình phúc lợi khác. Tuy nhiên, đây là con số đáng lo ngại đối với Hương Điền lúc này...

Vũ Quang khó tự cân đối nguồn lực thực hiện nhóm tiêu chí NTM cấp xã

Cũng như hệ thống cơ sở vật chất khác, các tuyến đường giao thông ở Hương Điền đã được Nhà nước đầu tư khi người dân về nơi ở mới. Tuy nhiên, hiện nay đang xuống cấp, hư hỏng, việc tu sửa, nâng cấp nằm ngoài khả năng của xã (Trong ảnh: đường trục chính vào trung tâm xã Hương Điền đã bị hư hỏng)...

Ông Đặng Khánh Trình - Chủ tịch UBND xã Hương Điền cho biết: “Mặc dù hệ thống cơ sở hạ tầng đã được nhà nước đầu tư nhưng do đã đưa vào sử dụng đã 4-5 năm nên nhiều công trình, hạng mục bắt đầu hư hỏng, xuống cấp cần được sửa chữa, nâng cấp.

Để hoàn thành số khối lượng công việc còn lại của một xã đạt chuẩn, chúng tôi cần khoảng 8,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, do địa phương không có nguồn thu, đất đai không bán được, đời sống nhân dân khó khăn nên chỉ huy động được khoảng 1 tỷ đồng từ ngày công, hiến đất, hiến tài sản của dân. Số còn lại chỉ trông chờ vào các chương trình, dự án, sự hỗ trợ của cấp trên”.

Vũ Quang khó tự cân đối nguồn lực thực hiện nhóm tiêu chí NTM cấp xã

Cũng như nhiều địa phương khác ở Vũ Quang, nguồn lực huy động để thực hiện các tiêu chí cấp xã chủ yếu là vận động nhân dân hiến đất, hiến tài sản và tham gia ngày công xây dựng các công trình phúc lợi

Tương tự, xã Sơn Thọ cũng đang gặp khó trong huy động nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí cấp xã. Ông Nguyễn Đăng Nhàn - Chủ tịch UBND xã Sơn Thọ chia sẽ thêm: “Do xã về đích năm 2016 nên có một số công trình, hạng mục cần tiếp tục đầu tư, nâng cấp để đạt chuẩn mới.

Trong số này, phải tính đến: Mở rộng 21 tuyến đường GTNT, xây mới nhà văn hóa xã, nâng cấp một số nhà văn hóa thôn, xây dựng thêm phòng học, làm khu dân cư mẫu, đảm bảo thủy lợi... ước tính cần khoảng 10 tỷ đồng. Thế nhưng chúng tôi chỉ có thể tự cân đối được ¼ trong số đó bằng việc huy động nhân dân đóng góp ngày công, kinh phí, hiến đất và tài sản; còn lại chưa xác định được nguồn”.

Vũ Quang khó tự cân đối nguồn lực thực hiện nhóm tiêu chí NTM cấp xã

Hương Minh là xã về đích sớm nhất huyện nên các tiêu chí cần phải bổ sung, nâng cấp để đạt chuẩn theo quy định mới nhiều. Đặc biệt, có nhiều tuyến giao thông nhỏ, hư hỏng phải đầu tư nâng cấp, mở rộng, cần nguồn kinh phí hơn 14 tỷ đồng (ảnh mở rông đường liên thôn ở Hương Minh)...

Thực tế cũng cho thấy, không chỉ có 2 xã trên mà gần như tất cả các địa phương ở Vũ Quang đều đang cần tiền để nâng cấp, củng cố các tiêu chí, kể cả những xã mới về đích 2017, 2018. Đặc biệt, ngoài xã Đức Hương cần 16 tỷ đồng để xây dựng xã đạt chuẩn kiểu mẫu thì các xã về đích giai đoạn trước 2016 (theo chuẩn cũ) như Ân Phú, Đức Lĩnh, Hương Minh... cũng cần mức từ 5-8 tỷ để nâng mức đạt chuẩn theo quy định mới...

Vũ Quang khó tự cân đối nguồn lực thực hiện nhóm tiêu chí NTM cấp xã

Người dân thôn 4, xã Hương Thọ mở rộng lòng lề đường để đảm bảo đạt chuẩn

Trao đổi về nội dung này, ông Phạm Duy Đạt - Phó chánh Văn phòng điều phối NTM huyện Vũ Quang cho biết: “Theo soát xét, để hoàn thành các tiêu chí cấp xã, trong thời gian tới các địa phương ở huyện Vũ Quang cần khoảng 73.207 triệu đồng, chủ yếu tập trung để hoàn thiện tiêu chí giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, trường học, khu dân cư kiểu mẫu, môi trường...

Trong số này đã có 26.275 triệu đồng đã xác định được nguồn vốn, còn 46.932 triệu đồng chưa biết nhìn vào đâu. Đặc biệt, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc huy động từ nhân dân và cân đối ngân sách từ các xã không đáng kể, chỉ được khoảng 5-6 tỷ đồng, còn lại trông chờ vào cấp trên hỗ trợ và vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án”.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.