“Vườn mẫu là cuốn sổ hưu của vợ chồng chúng tôi”

(Baohatinh.vn) - Quyết tâm xây dựng vườn mẫu, ông Hoàng Trọng Thỉnh ở thôn Hồ Vân Giang (xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã thoát nghèo, thu nhập trung bình khoảng 250 triệu đồng/năm. 

“Vườn mẫu là cuốn sổ hưu của vợ chồng chúng tôi”

Ông Hoàng Trọng Thỉnh bên những cây ổi lê Đài Loan sai quả trong khu vườn mẫu rộng 3.200 m2 của mình.

Sinh năm 1957, ông Hoàng Trọng Thỉnh từng có 5 năm tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam tại đơn vị Trung đoàn 18, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2 (1977-1982). Năm 1983, ông Thỉnh xuất ngũ, trở về địa phương lấy vợ và tham gia lao động sản xuất.

Dù rất nỗ lực vươn lên nhưng chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp thuần túy với hơn 1 mẫu ruộng, chăn nuôi lợn, gà... thì việc nuôi 3 đứa con ăn học khiến vợ chồng ông Thỉnh khá vất vả.

Năm 2013, xã Kỳ Đồng (huyện Kỳ Anh) bước vào xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó vận động người dân phá bỏ cây tạp, xây dựng vườn mẫu, đã giúp gia đình ông Hoàng Trọng Thỉnh mở ra một hướng đi mới.

“Vườn mẫu là cuốn sổ hưu của vợ chồng chúng tôi”

Sau 8 năm xây dựng thành công, vườn mẫu của vợ chồng ông Thỉnh cho thu nhập bền vững với khoảng 250 triệu đồng/năm.

Ông Thỉnh chia sẻ: "Lúc đó, ngoài làm ruộng, gia đình tôi có mảnh vườn hơn 3.200 m2. Trong đó, khoảng 2/3 diện tích dành để trồng lạc, mỗi năm một vụ, số còn lại chỉ là cây tạp. Thu nhập kinh tế từ vườn không đáng là bao nên khi nghe chủ trương xây dựng vườn mẫu, vợ chồng tôi cũng hào hứng tham gia".

Để xây dựng vườn mẫu, ông Thỉnh dùng số tiền 13 triệu đồng từ sự hỗ trợ của Nhà nước và sự giúp sức ngày công của các đoàn thể phá bỏ cây tạp, xây dựng hàng rào thép gai B40, quy hoạch lại khu vườn. Ông cũng vay thêm 40 triệu đồng đầu tư hệ thống bể chứa nước tưới từ nguồn nước tự nhiên (khe suối), mua cây giống, phân bón...

Được sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn các cấp, ông dành 2.500 m2 để trồng 310 cây ổi lê Đài Loan, 50 cây bưởi phúc trạch, 50 cây bưởi da xanh và 100 cây cam, mít Thái Lan, xoài, thanh long các loại...; gần 700 m2 đất còn lại, ông dùng để trồng các loại rau, củ, quả ngắn ngày.

“Vườn mẫu là cuốn sổ hưu của vợ chồng chúng tôi”

Ông Thỉnh (đầu tiên từ phải sang) chỉ cách vận hành bể nước dùng tưới vườn mẫu cho các hội viên người cao tuổi đến tham quan.

Sau 1 năm xây dựng, vườn mẫu 3.200 m2 của vợ chồng ông Thỉnh bắt đầu cho thu hoạch, đạt 70 triệu đồng/năm. Những năm tiếp theo, năng suất và sản lượng các loại cây trồng trong vườn tiếp tục tăng khi ổi, bưởi, mít... cho quả. Từ năm 2016 đến nay, vườn mẫu của ông Thỉnh cho thu nhập ổn định với trung bình mỗi năm khoảng 250 triệu đồng. Trong đó, từ ổi lê Đài Loan khoảng 120 triệu đồng; bưởi, mít, thanh long... khoảng 70 triệu đồng; các loại rau củ và chăn nuôi gà, vịt trong vườn... khoảng 60 triệu đồng.

Bà Nguyễn Thị Thoành - vợ ông Thỉnh cho biết: “Từ khi xây dựng vườn mẫu, chúng tôi có thu nhập quanh năm. Ngoài cây ăn quả theo mùa như: bưởi, cam, mít, cây ổi Đài Loan cho quả xuất bán liên tục từ tháng 4 đến giáp tết; trong 3 tháng còn lại chúng tôi trồng các loại rau củ, quả, như: cải, bầu, bí, cà chua... cũng cho thu nhập khá”.

Nhờ thu nhập từ vườn mẫu, vài năm gần đây, vợ chồng ông Thỉnh đã có điều kiện mua sắm thêm nhiều phương tiện máy móc để phục vụ sản xuất nông nghiệp, như: máy phay đất, lồng bừa ruộng, máy xay xát lúa... và sắm sửa tiện nghi trong gia đình. Đặc biệt, 3 đứa con (1 trai, 2 gái) của vợ chồng ông Thỉnh cũng đã được học hành chu đáo và có việc làm ổn định, gia đình hạnh phúc.

“Vườn mẫu là cuốn sổ hưu của vợ chồng chúng tôi”

Bà Nguyễn Thị Thoành (vợ ông Thỉnh): "Từ khi xây dựng vườn mẫu, chúng tôi có thu nhập quanh năm".

Ông Thỉnh chia sẻ: “Việc đồng áng rất vất vả, chúng tôi từng lo sau này tuổi cao sức yếu không làm được nữa, cuộc sống phụ thuộc vào con cháu thì phiền hà. Tuy nhiên, chủ trương xây dựng vườn mẫu đã giúp vợ chồng tôi nhìn thấy tương lai tuổi già của mình. Sau khi xây dựng bền vững, việc chăm sóc vườn mẫu không mất nhiều công sức mà vẫn cho thu nhập đều đặn. Giờ đây, chúng tôi xem nó như là cuốn sổ hưu của hai vợ chồng sau này”.

Không chỉ xây dựng vườn mẫu thành công, ông Hoàng Trọng Thỉnh còn là hội viên tích cực của hội người cao tuổi xã. Giai đoạn xã Kỳ Đồng bắt đầu bước vào phong trào xây dựng NTM, ông Thỉnh là một trong những hộ dân đi đầu tự nguyện hiến 20 m2 đất vườn để xây dựng đường giao thông; ông còn nhận vai trò Tổ trưởng Tổ liên gia tích cực vận động bà con hưởng ứng phong trào chung của xã. Ngoài ra, ông thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm làm vườn, giúp đỡ và hỗ trợ các hội viên khác cùng vươn lên.

“Vườn mẫu là cuốn sổ hưu của vợ chồng chúng tôi”

Ông Hoàng Trọng Thỉnh (thứ 3 từ trái sang) chia sẻ kinh nghiệm xây dựng vườn mẫu với các hội viên và cán bộ Hội Người cao tuổi huyện Kỳ Anh.

Ông Lê Văn Tương - Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Kỳ Đồng nhận xét: “Cần cù, sáng tạo trong lao động; tích cực tham gia các phong trào chung của xã hội và lối sống chuẩn mực, ông Hoàng Trọng Thỉnh là một điển hình về “Tuổi cao - gương sáng” ở địa phương chúng tôi”.

Thời gian qua, hưởng ứng phong trào xây dựng NTM, người cao tuổi huyện Kỳ Anh đã tích cực hưởng ứng và trở thành một trong những lực lượng đi đầu, nhất là về xây dựng vườn mẫu. Hiện nay, số lượng vườn mẫu do hội viên người cao tuổi đứng chủ là 332, chiếm 50% số vườn mẫu toàn huyện.

“Trẻ làm nhà, già làm vườn”, chủ trương xây dựng vườn mẫu không chỉ nâng cao đời sống cho người dân nói chung, mà còn giúp người cao tuổi có cơ hội được cống hiến xây dựng quê hương, vui sống tuổi già.

Chủ tịch Hội Người cao tuổi huyện Kỳ Anh Nguyễn Đình Luận

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Tại Hà Tĩnh, ngày càng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.
Phố trong lòng sông...

Phố trong lòng sông...

Tôi vẫn thường nghĩ về sự ưu ái của thiên nhiên khi trong những biến đổi địa chất đã để lại cho thành phố Hà Tĩnh địa hình ba mặt sông bao quanh...
Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.