Xã đầu tiên ở Hương Sơn thực nghiệm máy cấy lúa có động cơ

(Baohatinh.vn) - Sơn Ninh là địa phương đầu tiên của huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đưa máy cấy lúa có gắn động cơ về thực nghiệm để chuẩn bị cho sản xuất vụ xuân 2024 sắp tới.

Xã đầu tiên ở Hương Sơn thực nghiệm máy cấy lúa có động cơ

Máy cấy có động cơ lần đầu tiên được thực nghiệm trên đồng đất xã Sơn Ninh.

Sau khi hoàn tất việc thực hiện tập trung, chuyển đổi ruộng đất 16ha tại khu vực Bàu Sen, thuộc thôn Ninh Xá, UBND xã Sơn Ninh đã trình diễn máy cấy lúa có động cơ trên cánh đồng lớn. Đây là một trong hai xã (cùng với An Hòa Thịnh) hoàn thành diện tích tập trung, chuyển đổi ruộng đất năm 2023 sớm nhất của huyện Hương Sơn và là xã đầu tiên đưa máy cấy lúa có gắn động cơ về thực nghiệm để chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ xuân 2024 sắp tới.

Được biết, trước đó, xã Sơn Ninh tổ chức đoàn công tác ra tỉnh Thái Bình học hỏi kinh nghiệm, tham khảo và đặt mua 2 máy cấy lúa với giá 17 triệu đồng/chiếc (trích từ ngân sách xã) tại cơ sở sản xuất Văn Lang, xã Lô Giang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Xã đầu tiên ở Hương Sơn thực nghiệm máy cấy lúa có động cơ

Máy nhỏ gọn, chỉ cần 1 người cũng có thể vận hành được.

Máy cấy lúa Văn Lang có gắn động cơ với những tính năng ưu việt nhằm thay thế sức lao động của bà con nông dân. Mỗi lượt, máy sẽ cấy được 6 hàng mạ, trung bình mỗi ngày 1 máy cấy được 2,5 - 3ha.

Cùng với việc thực nghiệm máy cấy, các cán bộ kỹ thuật cũng thuyết trình giới thiệu và hướng dẫn bà con nông dân thực hiện quy trình làm đất gieo mạ khay.

Việc sử dụng máy cấy có động cơ vào sản xuất nông nghiệp không chỉ tăng tỷ lệ cơ giới hóa, giảm thời gian, công sức canh tác cho bà con nông dân mà còn tăng cao chất lượng gieo cấy, đảm bảo tỷ lệ sống cao, bén rễ nhanh, đưa lại vụ mùa bội thu.

Xã đầu tiên ở Hương Sơn thực nghiệm máy cấy lúa có động cơ

Cán bộ kỹ thuật thuyết trình cho bà con về quy trình làm đất gieo mạ.

Từ đầu tháng 9/2023, xã bắt tay thực hiện chuyển đổi, tập trung tích tụ ruộng đất. Đến nay, 100% diện tích theo đăng ký đã hoàn thành sau gần 2 tháng với tổng chi phí lên đến 800 triệu đồng.

Ngoài 2 chiếc máy cấy mới được đầu tư từ ngân sách xã, chúng tôi còn vận động bàn con nhân dân ở 9 thôn phấn đấu từ nay đến cuối năm, mỗi thôn có 1 máy cấy lúa Văn Lang để giảm bớt công sức và tăng thêm hiệu quả kinh tế.

Ông Phạm Anh Hào
Chủ tịch UBND xã Sơn Ninh

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Nỗ lực mở rộng mạng lưới nước sạch cho vùng nông thôn

Nỗ lực mở rộng mạng lưới nước sạch cho vùng nông thôn

Để tăng tỷ lệ hộ nông thôn được tiếp cận với nước sạch đạt chuẩn, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh không ngừng triển khai các giải pháp, mở rộng mạng lưới, cung cấp và cải thiện chất lượng nước phục vụ người dân.
Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Trước dự báo thời tiết còn nhiều đợt rét đậm, rét hại, các cơ sở và hộ nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện các giải pháp chống rét cho tôm, cá.
Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.
Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.