Xử lý vi phạm ATVSTP ở Hà Tĩnh: Cấp xã mờ nhạt, cấp tỉnh nương tay!

(Baohatinh.vn) - Thời gian qua, tình trạng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn Hà Tĩnh còn diễn ra phổ biến, nhưng việc xử phạt chưa đủ sức răn đe. Đặc biệt, nhiều xã, phường vẫn chưa triển khai việc xử phạt, ngành chức năng chưa phối hợp chặt chẽ, thậm chí có dấu hiệu nương tay cho các cơ sở vi phạm.

xu ly vi pham atvstp o ha tinh cap xa mo nhat cap tinh nuong tay

Cán bộ quản lý thị trường giải thích cho các hộ kinh doanh về việc xử phạt đối với hành vi sử dụng chất cấm trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

Hà Tĩnh hiện có 276 ban chỉ đạo liên ngành ATVSTP các cấp, trong đó, tuyến tỉnh 1, tuyến huyện 13 và tuyến xã 262. Tuy nhiên, tỷ lệ nghịch với con số này, hoạt động của ban chỉ đạo ở tỉnh càng quyết liệt, mạnh mẽ bao nhiêu thì ở cấp xã càng mờ nhạt, hình thức bấy nhiêu. Điều này được thể hiện rõ trong hiệu quả công tác, nhất là trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử phạt.

Ông Nguyễn Công Tùng Lâm - Phó Trưởng phòng Công thương huyện Lộc Hà cho biết: “Cấp xã đã được tham gia tập huấn nhiều về công tác đảm bảo ATVSTP nói chung và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm nói riêng; luật cũng đã quy định về thẩm quyền xử phạt của cấp xã. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chưa có xã nào thực hiện xử phạt các vi phạm, lý do cơ bản là do quen biết nên “khó” xử lý”.

Theo báo cáo của UBND thị xã Kỳ Anh, năm 2017, 12 xã, phường trên địa bàn kiểm tra được 374 cơ sở, phát hiện 82 cơ sở vi phạm, tiến hành xử phạt 24 cơ sở với số tiền 6.750.000 đồng. Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh Nguyễn Quốc Hà cũng thừa nhận, các xã, phường chưa vào cuộc thực sự về công tác đảm bảo ATVSTP.

xu ly vi pham atvstp o ha tinh cap xa mo nhat cap tinh nuong tay

Cán bộ Chi cục ATVSTP tỉnh Hà Tĩnh làm test nhanh phát hiện chất cấm sử dụng trong thực phẩm ở các chợ.

So với cấp xã, cấp tỉnh đã có chuyển biến mạnh mẽ, tuy nhiên, trong phát hiện và xử lý vi phạm vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương. Điển hình là việc xử lý vi phạm của HTX Hà Hương (tổ dân phố Văn Thịnh, phường Văn Yên, TP Hà Tĩnh) diễn ra vào khoảng giữa năm 2017. Chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng chức năng đã 4 lần phát hiện một lượng lớn thực phẩm quá hạn sử dụng, bốc mùi hôi thối được lưu trữ trong kho của HTX. Qua nắm bắt, mặc dù vi phạm liên tục với số lượng thực phẩm lớn, nhưng việc xử phạt không đủ sức răn đe. Đáng nói, các vi phạm liên tiếp lần sau của HTX này, cơ quan chức năng phát hiện và tiến hành xử phạt chứ không có thông báo với địa phương, đơn vị quản lý.

Theo quy định, khi một HTX có những vi phạm liên tiếp về ATVSTP, địa phương cấp giấy phép có thể xem xét việc rút giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, sau 4 lần vi phạm liên tiếp của HTX Hà Hương, thông tin chúng tôi nhận được từ phòng chức năng của UBND thành phố Hà Tĩnh là họ không hề nhận được thông báo từ các cơ quan chức năng mà chỉ biết qua báo chí nên không có cơ sở để xử lý. Phía Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (Sở NN&PTNT) thì cho rằng, đã thực hiện việc phân cấp quản lý nên trách nhiệm truy cứu thuộc về UBND thành phố Hà Tĩnh.

Trong cuộc làm việc giữa Ban Văn hóa - Xã hội, Ban Pháp chế HĐND tỉnh và các ngành chức năng cấp tỉnh về công tác đảm bảo ATVSTP gần đây, với tư cách là thành viên của Ban Văn hóa - Xã hội, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng bức xúc: Có những cơ sở vi phạm liên tục nhưng sau đó vẫn cứ kinh doanh bình thường, điều này khiến người dân nghi ngờ tính khách quan trong xử lý. Vì vậy, hình thức xử lý vi phạm phải đủ sức răn đe và cần thông tin cụ thể, rộng rãi để người dân nắm bắt, giám sát. Đặc biệt, cần xử lý nghiêm và đưa lên thông tin đại chúng những trường hợp cán bộ cố tình bỏ qua sai phạm...

Chủ đề An toàn vệ sinh thực phẩm

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.