Y tế cơ sở là “thành lũy” đầu tiên phát hiện, truy vết Covid-19 xâm nhập

(Baohatinh.vn) - Mạng lưới y tế cơ sở Hà Tĩnh không ngừng được củng cố và phát triển đã góp phần thực hiện hiệu quả việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho Nhân dân, góp sức phát hiện, truy vết nguồn dịch trong cuộc chiến chống Covid-19.

Những “chiến sỹ” tiên phong phòng Covid-19

Y tế cơ sở là “thành lũy” đầu tiên phát hiện, truy vết Covid-19 xâm nhập

Cán bộ y tế cơ sở đến tận các hộ gia đình để nắm bắt thông tin công dân trở về trên địa bàn.

Trong suốt hơn 1 năm qua, với phương châm “4 tại chỗ”, tinh thần “chống dịch như chống giặc”, các cán bộ y tế tuyến cơ sở, nhất là trạm y tế và y tế thôn, bản là những “chiến sỹ” tiên phong, thường trực 24/24h để chốt chặt trên mặt trận phòng, chống dịch Covid-19, kịp thời phát hiện, truy vết các trường hợp nghi ngờ về trên địa bàn dân cư.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Sơn - Trạm trưởng Trạm Y tế phường Kỳ Trinh (TX Kỳ Anh) chia sẻ: “Thực hiện chỉ đạo của ngành, chúng tôi đã phối hợp với y tế các tổ dân phố đến tận nhà vận động người dân thực hiện phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đặc biệt, cán bộ trạm phối hợp với lực lượng chức năng theo dõi, giám sát cách ly hơn 500 trường hợp tại khu cách ly tập trung và tại nhà, nhằm không để dịch xâm nhập vào cộng đồng”.

Còn theo bác sỹ Nguyễn Thái Lâm - Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Hồng Lĩnh, xác định là địa bàn trung tâm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nên trong suốt hơn một năm qua, trung tâm luôn trong trạng thái sẵn sàng các điều kiện để thu dung, điều trị bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19. Tính đến nay đã có 47 bệnh nhân nghi Covid-19 đã được theo dõi, cách ly tại trung tâm theo đúng quy định.

Y tế cơ sở là “thành lũy” đầu tiên phát hiện, truy vết Covid-19 xâm nhập

Lực lượng y tế cơ sở phối hợp tuyên truyền người dân thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch, nhất là khai báo y tế.

Nâng cao chất lượng y tế cơ sở

Song song với phòng, chống dịch Covid-19, tất cả các trạm y tế đều đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình, nhất là phòng chống bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường.

Theo báo cáo từ Sở Y tế Hà Tĩnh, đến nay đã có 100% trạm y tế triển khai mô hình quản lý, điều trị ngoại trú bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường. Tất cả người dân trên 40 tuổi ở Hà Tĩnh đều được khám sàng lọc tăng huyết áp, đái tháo đường và được theo dõi, quản lý đúng quy định.

Y tế cơ sở là “thành lũy” đầu tiên phát hiện, truy vết Covid-19 xâm nhập

Y bác sỹ Trạm Y tế Sơn Kim I đến tận nhà đề đo huyết áp cho người bệnh được quản lý, theo dõi

Chia sẻ về hiệu quả mô hình trạm y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, bác Nguyễn Thị Hòa (xã Cẩm Thành, Cẩm Xuyên) cho biết: “Tôi bị bệnh tiểu đường hơn 10 năm nay, trước đây điều trị tại BVĐK huyện, sau này được chuyển về điều trị tại trạm y tế xã.

Ban đầu cũng hơi băn khoăn, lo lắng song qua vài lần thăm khám, kiểm tra đường huyết, thấy nhân viên y tế của trạm rất nhiệt tình, chu đáo, tư vấn kỹ càng và nhắc nhở bệnh nhân lấy thuốc đều đặn nên rất yên tâm. Hơn nữa, ở đây gần nhà bác tự đi nên không phải phiền con cháu như trước...”.

Y tế cơ sở là “thành lũy” đầu tiên phát hiện, truy vết Covid-19 xâm nhập

Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ y (Sở Y tế) kiểm tra công tác chuyên môn tại Trạm Y tế xã Quang Diệm (Hương Sơn).

Đầu tư cho y tế cơ sở là chìa khóa then chốt để giảm gánh nặng cho tuyến trên, tiết kiệm chi phí, thời gian cho người bệnh và gia đình. Đến nay 100% bác sỹ của trạm y tế đã được đào tạo chẩn đoán, điều trị, quản lý các bệnh mãn tính thường gặp theo nguyên lý y học gia đình và đào tạo cấp chứng chỉ siêu âm cơ bản.

Trên 90% trạm có bác sỹ và được đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế cơ bản phục vụ chuyên môn như: máy siêu âm, máy xét nghiệm đơn giản, máy điện tim. Đặc biệt, trong trận chiến phòng chống dịch Covid-19 vừa qua, có thể nói y tế cơ sở mà nổi bật là các trạm y tế, hệ thống y tế thôn bản là một “thành lũy” đầu tiên để kịp thời phát hiện, truy vết các nguồn dịch xâm nhập về trên các địa bàn

Bác sỹ Nguyễn Tuấn - Quyền Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.