Người góp công lớn trong việc loại trừ bệnh sốt rét ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Gần 40 năm trong nghề, bác sỹ Đoàn Văn Thịnh (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh) đã không ngừng nỗ lực bám sát cơ sở vì mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét, bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho Nhân dân.

Hà Tĩnh được xác định là địa phương có nguy cơ lây truyền bệnh sốt rét rất cao. Nguyên nhân một phần là do khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của muỗi truyền bệnh sốt rét, mặt khác, người dân Hà Tĩnh lại thường đi lao động tại vùng có sốt rét lưu hành như các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, Lào và các nước châu Phi. Chính vì vậy, công tác phòng, chống, loại trừ sốt rét luôn được ngành y tế quan tâm, chú trọng. Công việc của các y, bác sỹ trên “mặt trận” này cũng rất gian lao, vất vả.

Người góp công lớn trong việc loại trừ bệnh sốt rét ở Hà Tĩnh

Bác sỹ Đoàn Văn Thịnh (người thứ 2 từ trái sang) đánh giá mật độ muỗi tại một chuyến đi giám sát ở cơ sở. Ảnh tư liệu.

Trong hành trình thực hiện nhiệm vụ đầy cam go và khó khăn đó, bác sỹ Đoàn Văn Thịnh - Phụ trách Khoa Ký sinh trùng - côn trùng (CDC Hà Tĩnh) luôn là người tiên phong dẫn dắt cán bộ, nhân viên trong khoa thực hiện tốt việc phòng, chống và loại trừ sốt rét tại các địa phương.

Từng một số lần cùng bác sỹ Thịnh trong các chuyến đi bắt muỗi và giám sát véc-tơ tại nhiều huyện miền núi xa xôi, tôi rất ấn tượng trước tinh thần làm việc của ông. Dù là một lãnh đạo khoa, song, khi về với cơ sở, anh không nề hà bất cứ nhiệm vụ nào.

Bác sỹ Thịnh luôn tự mình thực hiện việc đặt bẫy đèn, vào tận các chuồng trâu, chuồng bò, lùm cây, bụi rậm để đánh giá mật độ muỗi, thậm chí tiên phong lấy mình ra làm mồi cho muỗi đốt để bắt muỗi. Những cuộc đi bắt muỗi thường diễn ra thâu đêm, suốt sáng, song, anh luôn đồng hành trọn vẹn cùng các cán bộ, nhân viên trong khoa.

Khi nhiệm vụ bắt muỗi kết thúc, bác sỹ Thịnh lại cùng với đồng nghiệp của mình nhanh chóng vào ngay các labo xét nghiệm để phân tích, định loại muỗi và ký sinh trùng mà không có sự nghỉ ngơi.

Người góp công lớn trong việc loại trừ bệnh sốt rét ở Hà Tĩnh

Bác sỹ Đoàn Văn Thịnh trực tiếp chỉ đạo công tác xét nghiệm, định loại muỗi và ký sinh trùng trong các labo.

Chia sẻ về nhiệm vụ của mình, bác sỹ Đoàn Văn Thịnh cho rằng: “Việc bám sát cơ sở, tuyên truyền, giám sát tình hình dịch bệnh để chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống sốt rét là việc bình thường đối với mỗi cán bộ làm công tác y tế. Việc đi sớm về khuya, đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro khi về tại các vùng sâu, vùng xa, vùng rừng núi cũng là điều rất đỗi quen thuộc. Điều cốt yếu nhất là khi mình nỗ lực, cố gắng như vậy thì sẽ phòng, chống và loại trừ được sốt rét, không để xảy ra trường hợp người dân bị tử vong do căn bệnh quái ác này”.

Với sự nỗ lực của bác sỹ Thịnh và các đồng nghiệp, trung bình mỗi năm, toàn tỉnh đã lấy và xét nghiệm gần 30.000 lam máu, qua đó, phát hiện sớm những bệnh nhân có ký sinh trùng sốt rét để hướng dẫn điều trị.

Nhiều năm liền, Hà Tĩnh không ghi nhận bệnh nhân tử vong do sốt rét và không có dịch sốt rét xảy ra trên địa bàn. Tỷ lệ bệnh nhân mắc sốt rét giảm 65,3%, ký sinh trùng sốt rét giảm 84,6% so với năm 2018.

Năm 2020, tỉnh được công nhận đã loại trừ bệnh sốt rét. Từ đó đến nay, bác sỹ Thịnh vẫn tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các cán bộ, nhân viên trong khoa duy trì, quản lý tốt công tác giám sát, phòng bệnh sốt rét, đặc biệt tại các địa bàn có nguy cơ cao.

Người góp công lớn trong việc loại trừ bệnh sốt rét ở Hà Tĩnh

Bác sỹ Thịnh (thứ 3 từ trái sang) được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh vinh danh, khen thưởng về điển hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023.

Ngoài công việc chuyên môn, bác sỹ Đoàn Văn Thịnh cũng là người say mê nghiên cứu khoa học và có nhiều đề tài được ứng dụng đem lại hiệu quả cao trong công tác phòng, chống sốt rét và các bệnh truyền nhiễm do muỗi đốt. Điển hình như đề tài cấp tỉnh: “Xác định sự phân bổ quần thể véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Hà Tĩnh”; đề tài cấp cơ sở: “Đánh giá hiệu lực tồn lưu của một số hóa chất diệt muỗi sử dụng trong phun tồn lưu và tẩm màn phòng chống sốt rét”.

Hơn 40 năm gắn bó với công tác phòng, chống sốt rét, bác sỹ Đoàn Văn Thịnh luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm và gương mẫu. Không kể ngày đêm, mưa nắng, với vai trò là người đứng đầu, bác sỹ Thịnh luôn trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.

Với tinh thần chủ động, trách nhiệm và sáng tạo, nhiều năm qua bác sỹ Thịnh đã tập hợp, quy tụ đoàn kết các viên chức trong khoa, triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống sốt rét và các bệnh liên quan đến côn trùng, kí sinh trùng trên địa bàn toàn tỉnh.

Thạc sỹ Nguyễn Hữu Thanh
Phó Giám đốc CDC Hà Tĩnh

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.