Nỗ lực nâng cao chất lượng điện năng

(Baohatinh.vn) - 6 năm kể từ ngày thành lập, tuy đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song, cán bộ, công nhân Điện lực Lộc Hà đã nỗ lực vượt khó, tập trung nâng cấp, cải tạo lưới điện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Tập trung nguồn lực hoàn thiện lưới điện

Những năm trước, lưới điện của xã Thạch Mỹ (trước đây thuộc huyện Thạch Hà) còn mang tính chắp vá, thiếu đồng bộ, dây, cột điện không đảm bảo tiêu chuẩn, nhiều vùng yếu điện làm ảnh hưởng tới nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người dân. Song, từ khi thành lập huyện mới, Điện lực Lộc Hà đã tiếp nhận và chú trọng đầu tư, nâng cấp, cải tạo lưới điện.

Nỗ lực nâng cao chất lượng điện năng ảnh 1

Điện lực Lộc Hà luôn chú trọng đầu tư cải tạo lưới điện

Ông Võ Tá Hiếu - Chủ tịch UBND xã Thạch Mỹ chia sẻ: “Thời gian qua, địa phương được ngành điện đầu tư nguồn lực để nâng cấp, cải tạo lưới. Theo đó, đã làm mới 7 trạm biến áp, 30 km đường dây hạ thế, đầu tư hệ thống cọc điện theo tiêu chuẩn… Nhờ vậy, phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh cho 2 vùng sản xuất tập trung là chổi Hà Ân và hương Báo Ân với hệ thống máy móc tự động, giúp người dân nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Hiện, Thạch Mỹ đã hoàn thành tiêu chí điện trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và tiếp tục được đầu tư, hoàn thiện”.

Hầu hết các xã trên địa bàn Lộc Hà đều được ngành điện tập trung đầu tư, cải tạo lưới, đáp ứng yêu cầu mới. Anh Tô Đình Hoàng (xóm Sơn Phú - xã Mai Phụ) phấn khởi: “Nay nhờ nguồn điện ổn định, bà con đã mạnh dạn đầu tư sản xuất, kinh doanh. Gia đình tôi cũng mua máy xay xát để phát triển kinh tế hộ”.

Ông Bùi Quang Quân - Giám đốc Điện lực Lộc Hà nhớ lại: “Khi mới thành lập, cơ sở hạ tầng, lưới điện cũ nát, hư hỏng nhiều khiến tình hình cấp điện hết sức khó khăn. Được sự quan tâm của chính quyền và Công ty Điện lực Hà Tĩnh, căn cứ nhu cầu thực tế, đơn vị đã tranh thủ nguồn vốn, tối ưu hóa chi phí, tập trung đầu tư cải tạo lưới, nâng cao chất lượng cấp điện, phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Đặc biệt, để chống quá tải lưới, đơn vị xây dựng mạch vòng liên thông giữa các đường dây, kiểm soát chặt thiết bị đưa lên lưới, sử dụng phương thức vận hành linh hoạt, lập phương án xử lý sự cố cụ thể từng đường dây... Đến nay, lưới điện đã cơ bản ổn định, sự cố điện giảm, các chỉ tiêu kinh doanh điện năng đều đạt và vượt kế hoạch”.

“Đặc biệt, mùa nắng nóng kỷ lục 2015, nhu cầu sử dụng điện tăng cao khiến phụ tải tăng đột biến, đơn vị đã phân công cán bộ, công nhân trực 24/24h, xây dựng kế hoạch, dự phòng vật tư, tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời khiếm khuyết đường dây và trạm nhằm giảm thiểu sự cố... Nhờ vậy, tình hình cấp điện an toàn, ổn định, liên tục, giảm thiểu tình trạng gián đoạn, mất điện do sự cố gây ra” - ông Quân cho biết thêm.

Song song công tác đầu tư lưới điện, Điện lực Lộc Hà đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm điện trong cộng đồng nhằm thay đổi nhận thức của người dân, giảm sức ép cho ngành điện bằng các chương trình thiết thực, hiệu quả. Theo đó, phối hợp Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện, Đài Phát thanh -Truyền hình xây dựng đĩa CD tiết kiệm điện, giải phóng hành lang an toàn lưới điện, tuyên truyền tới tất cả các xã; tổ chức chương trình “Trường học chung tay tiết kiệm điện”, cuộc thi “Gia đình tiết kiệm điện”… tạo hiệu ứng tích cực trong cộng đồng.

Chung tay xây dựng nông thôn mới

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, thời gian qua, Điện lực Lộc Hà đã dồn sức cho việc di dời cột điện ảnh hưởng giao thông và quy hoạch NTM, vừa đảm bảo tiêu chí điện, vừa góp phần hoàn thành tiêu chí đường giao thông nông thôn. Điện lực Lộc Hà là một trong những đơn vị dẫn đầu trong việc di dời cột điện vi phạm. Sự vào cuộc quyết liệt của ngành điện cũng như sự chung tay của chính quyền địa phương đã góp phần đẩy nhanh tiến độ về đích.

Nỗ lực nâng cao chất lượng điện năng ảnh 2

Điện lực Lộc Hà là một trong những đơn vị dẫn đầu về di dời cột điện ảnh hưởng đường giao thông và quy hoạch NTM.

Ông Trần Ngọc Lý - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Bằng cho biết: “Địa phương kết hợp chặt chẽ với ngành điện, tiến hành rà soát, lên phương án di dời, dự trù kinh phí cụ thể. Nhằm đẩy nhanh tiến độ, tiết kiệm thời gian, công sức, xã đã thuê máy ngoặm và thực hiện theo dây chuyền hiệu quả, đã “giải cứu” thành công đường giao thông nông thôn với 5 cột cao thế nằm trong lòng, lề đường và 121 cột hạ thế vi phạm quy hoạch NTM. Nhờ vậy, Thạch Bằng đã nhanh chóng hoàn thiện tiêu chí điện cùng bộ tiêu chí NTM, về đích năm 2014”.

Ông Nguyễn Danh Trọng - thôn Xuân Khánh (Thạch Bằng) phấn khởi: “Trước đây, cột điện nằm giữa lòng, lề đường vừa mất mỹ quan, vừa ảnh hưởng tới các phương tiện tham gia giao thông. Nay “chướng ngại vật” được giải tỏa, bà con rất vui mừng”.

“Chung tay xây dựng NTM, Điện lực Lộc Hà đã di dời được 728/743 cột điện vi phạm trên địa bàn toàn huyện (chiếm 97,98%), di dời 1 trạm biến áp ảnh hưởng quy hoạch NTM tại xã Thạch Châu. Các xã về đích NTM 2015 và các năm tiếp theo đã hoàn thành việc di dời, chúng tôi đang tập trung cho 2 xã còn lại là An Lộc và Thịnh Lộc. Ngoài di dời cột điện vi phạm, đơn vị đang tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống lưới điện cho các xã về đích năm 2015. Đặc biệt là các phần việc giải phóng triệt để hành lang an toàn lưới điện, chỉnh trang hệ thống dây dẫn sau công tơ vào hộ gia đình đúng quy định, xây dựng các tuyến đường dây rẽ nhánh vào thôn xóm đảm bảo tiêu chuẩn… nhằm hoàn thành bền vững bộ tiêu chí điện” - Giám đốc Điện lực Lộc Hà khẳng định.

Đọc thêm

Khởi động dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast tại Hà Tĩnh

Khởi động dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast tại Hà Tĩnh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị Hà Tĩnh tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Vingroup để dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast hoàn thành và đi vào hoạt động đúng tiến độ. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư các dự án vào KKT Vũng Áng.
Bộ Công Thương thông tin về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ Công Thương thông tin về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

“Tổng mức đầu tư của Dự án điện hạt nhân nếu được triển khai tại Ninh Thuận sẽ còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng sơ bộ phải lên đến hàng tỷ USD”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin tại họp báo Chính phủ chiều 7/12.