Biến đồng hoang thành trang trại "đẻ" tiền tỷ

(Baohatinh.vn) - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo khó, cằn cỗi, nhưng bằng đôi tay cần mẫn và nghị lực của một người lính, cựu chiến binh (CCB) Phan Đình Diện (SN 1974, ở xóm Xuân Tây, xã Hộ Độ, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã biến những khu đất trống, đồng muối hoang hóa thành trang trại chăn nuôi tổng hợp và những ao tôm cho lãi bạc tỷ...

bien dong hoang thanh trang trai de tien ty

Cựu chiến binh Phan Đình Diện bên hồ nuôi tôm trị giá bạc tỷ

Người dân Hộ Độ nhắc đến anh với sự khâm phục dành cho một CCB vùng giáo dám đầu tư làm giàu ngay trên chính đồng đất quê hương, đem lại thu nhập cao và tạo việc làm cho hàng chục lao động trong vùng.

Chia sẻ về những ngày đầu khởi nghiệp, anh Diện cho biết: “Năm 2013, Trường Tiểu học Hộ Độ sáp nhập và chuyển về địa điểm khác. Khu đất thuộc trường cũ lúc ấy bỏ hoang rất lãng phí nên tôi thuê lại để làm trang trại”.

Tháng 4/2014, được địa phương tạo điều kiện cho thuê khu đất cũ rộng 2 ha, anh bắt tay xây dựng mô hình chăn nuôi tổng hợp. Cùng với vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, sự góp sức của đồng đội và anh em, CCB Phan Đình Diện xây dựng chuồng trại chăn nuôi tổng hợp gồm: nuôi bò thịt, bò nái, gà đẻ trứng, lợn rừng và trồng nấm thương phẩm.

bien dong hoang thanh trang trai de tien ty

Vợ anh Phan Đình Diện chăm sóc đàn lợn rừng

“Ban đầu, tôi đầu tư quy mô lớn với 40 con bò thịt, 20 con bò nái, 30 con lợn rừng, hàng trăm con gà đẻ và sản xuất con giống... Có thời điểm thuê đến 25 nhân công lao động, nhưng nhận thấy một số cái không hiệu quả như: nuôi gà đẻ lợi nhuận không cao, nuôi bò thịt thì phải trồng được cỏ nhưng diện tích trang trại quá hẹp... nên dần dần quy mô trang trại được rút ngắn theo hướng bền vững, hiệu quả” - anh Diện cho biết thêm.

Theo đó, anh Phan Đình Diện chủ yếu tập trung nuôi bò nái, lợn rừng và gà lấy thịt; mỗi năm thu lãi trên 200 triệu đồng. Từ hiệu quả của mô hình chăn nuôi tổng hợp, năm 2015, anh mạnh dạn thuê 3 ha đất làm muối kém hiệu quả, bỏ hoang của địa phương để xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh. “Vốn đầu tư ban đầu hơn 4 tỷ đồng. Vụ đầu tiên, 5 hồ tôm cho thu hoạch xấp xỉ 5 tấn, trừ chi phí, lãi 1 tỷ đồng” - anh Diện phấn khởi.

Hiện tại, vụ tôm thứ 3 đã được thả. Đến thời điểm này, tôm đang phát triển bình thường, hứa hẹn mang lại một vụ bội thu vào cuối năm.

Ngoài làm kinh tế giỏi, CCB Phan Đình Diện còn là điển hình trong phong trào “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”.

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.