Liên kết sản xuất rau - củ - quả: Nhà nước vẫn là “bà đỡ”

(Baohatinh.vn) - Khi nông dân Hà Tĩnh và doanh nghiệp (DN) chưa tìm được tiếng nói chung về thị trường thì hơn lúc nào hết, vai trò “bà đỡ” của Nhà nước cần được phát huy. Với sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao, chỉ khi Nhà nước và DN thắt chặt mối liên kết thì mới thu hút được sự tham gia của nhà nông.

>> Nông dân và DN chưa cùng hướng!

Chính quyền - “lõi” kết nối

Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh đã có công văn yêu cầu các địa phương Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Đức Thọ, Vũ Quang, TX Kỳ Anh và Nghi Xuân phải kiểm điểm lại việc chỉ đạo sản xuất rau, củ, quả trên cát ven biển và bãi bồi ven sông. Theo đó, các địa phương phải nhìn nhận lại hạn chế về diện tích sản xuất; tổ chức sản xuất liên kết lỏng lẻo, thậm chí, có dấu hiệu thiếu bền vững; cơ cấu cây trồng không theo định hướng sản phẩm chủ lực có lợi thế của tỉnh.

Thông qua chương trình liên kết Hội Nông dân và Mitraco đã tạo điều kiện thuận lợi để HTX Rau - củ - quả Hà Trung (Cẩm Hòa - Cẩm Xuyên) ra đời, biến bãi cát mênh mông thành đồng rau tươi tốt.

Thông qua chương trình liên kết Hội Nông dân và Mitraco đã tạo điều kiện thuận lợi để HTX Rau - củ - quả Hà Trung (Cẩm Hòa - Cẩm Xuyên) ra đời, biến bãi cát mênh mông thành đồng rau tươi tốt.

Tại Thạch Hà, ban đầu, diện tích sản xuất rau, củ, quả đã mở rộng gần 50 ha, trong đó, xây dựng kế hoạch sản xuất liên kết hành lá với Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh là 25 ha. Tuy nhiên, DN và nông dân chưa đi đến thống nhất. Các địa phương đã chuyển sang lựa chọn đơn vị liên kết mới là Công ty CP Thực phẩm Nghệ An với cây ớt cay. Theo đó, công ty này hỗ trợ giống, thuốc bảo vệ thực vật và cung ứng phân bón theo hình thức trả chậm cuối vụ và bao tiêu sản phẩm. Ông Nguyễn Văn Sáu - Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: “Tại địa phương, cây cải củ đã thể hiện năng suất, hiệu quả ổn định nên bà con có nhu cầu liên kết. Còn nếu không làm củ cải thì bà con lựa chọn ớt cay vì hành lá có chi phí sản xuất cao”.

Hay như ở Cẩm Xuyên, khi DN đã cơ bản hoàn thành san lấp mặt bằng để sản xuất ngay trên địa bàn thì huyện mới vỡ lẽ vì không hay biết. Trong câu chuyện này, chính quyền đã thiếu sâu sát trong quản lý nhà nước, còn doanh nghiệp khi mở rộng diện tích chưa có sự phối hợp với địa phương. Điều đáng lo là, nếu mối liên kết “hai nhà” bị “lung lay” thì lợi ích của người nông dân có còn bền vững?

Cơ quan chuyên môn - “nhạc trưởng” sản xuất

Trong sản xuất rau, củ, quả trên cát, ngành NN&PTNT đóng vai trò là “nhạc trưởng” chuyên môn thực hiện công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo sản xuất, đồng thời, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn ở các địa phương.

Để có sự phối hợp chặt chẽ thì DN cần cung cấp đầu mối để vừa phối hợp, vừa tạo điều kiện cho ngành quản lý quy hoạch và bám sát sản xuất

Để có sự phối hợp chặt chẽ thì DN cần cung cấp đầu mối để vừa phối hợp, vừa tạo điều kiện cho ngành quản lý quy hoạch và bám sát sản xuất

Cách đây vài năm, sở đã ban hành quy trình sản xuất một số sản phẩm có lợi thế trên vùng cát ven biển và bãi bồi ven sông. Trong đó, cải củ, cải bẹ và sau này là hành lá là những sản phẩm thích ứng tốt nhất, cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Điều đáng tiếc xảy ra ở vụ sản xuất năm nay là không chỉ ngành chuyên môn bị bất ngờ về diện tích mới của DN mà cơ cấu cây trồng cũng bị phá vỡ. Các DN tự quyết định trước khi thông qua ngành quản lý.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “Để có sự phối hợp chặt chẽ thì DN cần cung cấp đầu mối để vừa phối hợp, vừa tạo điều kiện cho ngành quản lý quy hoạch và bám sát sản xuất”.

Trong chuyến kiểm tra sản xuất mới nhất, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đã nhận xét: Cơ cấu cây trồng trong sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao trên cát ven biển và bãi bồi ven sông thay đổi không theo sản phẩm lợi thế chủ lực của tỉnh. Trong khi đó, việc sản xuất các sản phẩm có lợi thế đang có dấu hiệu lắng dần. Điều này là do ngành chuyên môn không nắm được tình hình sản xuất ở cơ sở, tạo ra lỗ hổng lớn về công tác tập huấn, hướng dẫn bà con trong việc chuyển đổi đối tượng cây trồng.

Mối quan hệ liên kết “4 nhà” luôn đóng vai trò trụ cột trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo một nền sản xuất bền vững, hiệu quả và tính cạnh tranh cao. Sản xuất rơi vào khó khăn phần nhiều là từ yếu tố thị trường, từ đó, thấy rằng, DN phải là “chủ công” tìm kiếm thị trường và Nhà nước phải đảm bảo được nền sản xuất đúng định hướng đề ra.

Đọc thêm

Phấn đấu gỡ "thẻ vàng IUU" trong năm 2025

Phấn đấu gỡ "thẻ vàng IUU" trong năm 2025

Đây là một trong những yêu cầu mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặt ra với ngành Nông nghiệp tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 của Bộ NN&PTNT.
Nỗ lực mở rộng mạng lưới nước sạch cho vùng nông thôn

Nỗ lực mở rộng mạng lưới nước sạch cho vùng nông thôn

Để tăng tỷ lệ hộ nông thôn được tiếp cận với nước sạch đạt chuẩn, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh không ngừng triển khai các giải pháp, mở rộng mạng lưới, cung cấp và cải thiện chất lượng nước phục vụ người dân.
Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Trước dự báo thời tiết còn nhiều đợt rét đậm, rét hại, các cơ sở và hộ nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện các giải pháp chống rét cho tôm, cá.
Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.
Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.