“Mỗi xã, phường một sản phẩm” của Quảng Ninh là kinh nghiệm để Hà Tĩnh tham khảo, học tập

(Baohatinh.vn) - Tiếp tục chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng mô hình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) tại Quảng Ninh, chiều nay (20/5), đ oàn công tác tỉnh Hà Tĩnh do Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn làm trưởng đoàn có buổi làm việc, t rao đổi với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Đọc, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Long cùng các Ủy viên BTV Tỉnh ủy Quảng Ninh tiếp, làm việc với đoàn Hà Tĩnh.

moi xa phuong mot san pham cua quang ninh la kinh nghiem de ha tinh tham khao hoc tap

Đặt vấn đề buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn thông tin một số kết quả nổi bật cũng như những thuận lợi, khó khăn trong triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM của Hà Tĩnh trong những năm qua.

moi xa phuong mot san pham cua quang ninh la kinh nghiem de ha tinh tham khao hoc tap

“Trong xây dựng NTM, Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện thành công tiêu chí thứ 20 – tiêu chí KDC mẫu, vườn mẫu và Quảng Ninh cũng đã triển khai thực hiện thành công chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP). Đây cũng là chương trình mà Hà Tĩnh mong muốn tham khảo, học tập, làm căn cứ để xây dựng các mô hình phát triển kinh tế trong thời gian tới” – Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn nói.

Trong không khí thân tình, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc đã chia sẻ những kinh nghiệm của Quảng Ninh trong thực hiện OCOP.

Theo đó, năm 2013, Quảng Ninh phê duyệt Đề án OCOP với mục tiêu phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế ở các xã, phường; thông qua phát triển sản xuất tại các địa bàn nông thôn góp phần tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập, hạn chế việc di cư ra thành phố, bảo vệ môi trường, giữ vững ổn định ANTT nông thôn.

moi xa phuong mot san pham cua quang ninh la kinh nghiem de ha tinh tham khao hoc tap

“OCOP là một phương thức phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển cộng đồng thông qua việc thực hiện thúc đẩy, phát triển các tổ chức kinh tế, thông qua việc phát triển sản phẩm, dịch vụ từ nguồn lực địa phương. Để thực hiện thành công, vai trò của nhà nước trong việc hướng dẫn, hỗ trợ bằng các chính sách là rất quan trọng” - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh chia sẻ.

Quá trình triển khai thực hiện, chính quyền vào cuộc quyết liệt, người dân, doanh nghiệp đồng thuận hưởng ứng. Đến cuối 2016 đã có 180 tổ chức kinh tế, cơ sở, hộ sản xuất tham gia chương trình OCOP đăng ký sản xuất 210 sản phẩm, nhóm sản phẩm, dịch vụ.

“Khi triển khai OCOP cần nghiên cứu kỹ, học tập về nguyên tắc chứ không máy móc, có sự đánh giá và điều chỉnh từng bước trong quá trình thực hiện cho phù hợp với thực tiễn kinh tế thị trường, trình độ sản xuất của địa phương” - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc lưu ý.

moi xa phuong mot san pham cua quang ninh la kinh nghiem de ha tinh tham khao hoc tap

Đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh tham quan Cung quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh

Thay mặt đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cảm ơn sự đón tiếp, chia sẻ kinh nghiệm tận tình của lãnh đạo tỉnh cũng như lãnh đạo các sở, ngành, địa phương tỉnh Quảng Ninh. “Những chia sẻ, kinh nghiệm của Quảng Ninh là bài học để Hà Tĩnh tham khảo, học tập trong thời gian tới” – Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

moi xa phuong mot san pham cua quang ninh la kinh nghiem de ha tinh tham khao hoc tap
moi xa phuong mot san pham cua quang ninh la kinh nghiem de ha tinh tham khao hoc tap

Lãnh đạo 2 tỉnh tặng quà lưu niệm cho mỗi tỉnh

OCOP Quảng Ninh được biết đến với các sản phẩm truyền thống, tiêu biểu của như: trà hoa vàng, ba kích Ba Chẽ, nếp cái hoa vàng Đông Triều, lợn Móng Cái, gà Tiên Yên, sá sùng Vân Đồn…

moi xa phuong mot san pham cua quang ninh la kinh nghiem de ha tinh tham khao hoc tap

Trưởng Ban xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đình Tuấn chia sẻ kinh nghiệm triển khai thực hiện OCOP

Hiện các sản phẩm OCOP Quảng Ninh đã được cấp nhãn hiệu sở hữu trí tuệ, cấp bằng bảo hộ, trong đó có 99 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3-5 sao. Quảng Ninh cũng đang đặt mục tiêu hướng tới xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia, quốc tế.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Phấn đấu gỡ "thẻ vàng IUU" trong năm 2025

Phấn đấu gỡ "thẻ vàng IUU" trong năm 2025

Đây là một trong những yêu cầu mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặt ra với ngành Nông nghiệp tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 của Bộ NN&PTNT.
Nỗ lực mở rộng mạng lưới nước sạch cho vùng nông thôn

Nỗ lực mở rộng mạng lưới nước sạch cho vùng nông thôn

Để tăng tỷ lệ hộ nông thôn được tiếp cận với nước sạch đạt chuẩn, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh không ngừng triển khai các giải pháp, mở rộng mạng lưới, cung cấp và cải thiện chất lượng nước phục vụ người dân.
Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Trước dự báo thời tiết còn nhiều đợt rét đậm, rét hại, các cơ sở và hộ nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện các giải pháp chống rét cho tôm, cá.
Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.
Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.