“Mỗi xã, phường một sản phẩm” của Quảng Ninh là kinh nghiệm để Hà Tĩnh tham khảo, học tập

(Baohatinh.vn) - Tiếp tục chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng mô hình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) tại Quảng Ninh, chiều nay (20/5), đ oàn công tác tỉnh Hà Tĩnh do Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn làm trưởng đoàn có buổi làm việc, t rao đổi với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Đọc, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Long cùng các Ủy viên BTV Tỉnh ủy Quảng Ninh tiếp, làm việc với đoàn Hà Tĩnh.

moi xa phuong mot san pham cua quang ninh la kinh nghiem de ha tinh tham khao hoc tap

Đặt vấn đề buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn thông tin một số kết quả nổi bật cũng như những thuận lợi, khó khăn trong triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM của Hà Tĩnh trong những năm qua.

moi xa phuong mot san pham cua quang ninh la kinh nghiem de ha tinh tham khao hoc tap

“Trong xây dựng NTM, Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện thành công tiêu chí thứ 20 – tiêu chí KDC mẫu, vườn mẫu và Quảng Ninh cũng đã triển khai thực hiện thành công chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP). Đây cũng là chương trình mà Hà Tĩnh mong muốn tham khảo, học tập, làm căn cứ để xây dựng các mô hình phát triển kinh tế trong thời gian tới” – Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn nói.

Trong không khí thân tình, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc đã chia sẻ những kinh nghiệm của Quảng Ninh trong thực hiện OCOP.

Theo đó, năm 2013, Quảng Ninh phê duyệt Đề án OCOP với mục tiêu phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế ở các xã, phường; thông qua phát triển sản xuất tại các địa bàn nông thôn góp phần tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập, hạn chế việc di cư ra thành phố, bảo vệ môi trường, giữ vững ổn định ANTT nông thôn.

moi xa phuong mot san pham cua quang ninh la kinh nghiem de ha tinh tham khao hoc tap

“OCOP là một phương thức phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển cộng đồng thông qua việc thực hiện thúc đẩy, phát triển các tổ chức kinh tế, thông qua việc phát triển sản phẩm, dịch vụ từ nguồn lực địa phương. Để thực hiện thành công, vai trò của nhà nước trong việc hướng dẫn, hỗ trợ bằng các chính sách là rất quan trọng” - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh chia sẻ.

Quá trình triển khai thực hiện, chính quyền vào cuộc quyết liệt, người dân, doanh nghiệp đồng thuận hưởng ứng. Đến cuối 2016 đã có 180 tổ chức kinh tế, cơ sở, hộ sản xuất tham gia chương trình OCOP đăng ký sản xuất 210 sản phẩm, nhóm sản phẩm, dịch vụ.

“Khi triển khai OCOP cần nghiên cứu kỹ, học tập về nguyên tắc chứ không máy móc, có sự đánh giá và điều chỉnh từng bước trong quá trình thực hiện cho phù hợp với thực tiễn kinh tế thị trường, trình độ sản xuất của địa phương” - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc lưu ý.

moi xa phuong mot san pham cua quang ninh la kinh nghiem de ha tinh tham khao hoc tap

Đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh tham quan Cung quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh

Thay mặt đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cảm ơn sự đón tiếp, chia sẻ kinh nghiệm tận tình của lãnh đạo tỉnh cũng như lãnh đạo các sở, ngành, địa phương tỉnh Quảng Ninh. “Những chia sẻ, kinh nghiệm của Quảng Ninh là bài học để Hà Tĩnh tham khảo, học tập trong thời gian tới” – Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

moi xa phuong mot san pham cua quang ninh la kinh nghiem de ha tinh tham khao hoc tap
moi xa phuong mot san pham cua quang ninh la kinh nghiem de ha tinh tham khao hoc tap

Lãnh đạo 2 tỉnh tặng quà lưu niệm cho mỗi tỉnh

OCOP Quảng Ninh được biết đến với các sản phẩm truyền thống, tiêu biểu của như: trà hoa vàng, ba kích Ba Chẽ, nếp cái hoa vàng Đông Triều, lợn Móng Cái, gà Tiên Yên, sá sùng Vân Đồn…

moi xa phuong mot san pham cua quang ninh la kinh nghiem de ha tinh tham khao hoc tap

Trưởng Ban xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đình Tuấn chia sẻ kinh nghiệm triển khai thực hiện OCOP

Hiện các sản phẩm OCOP Quảng Ninh đã được cấp nhãn hiệu sở hữu trí tuệ, cấp bằng bảo hộ, trong đó có 99 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3-5 sao. Quảng Ninh cũng đang đặt mục tiêu hướng tới xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia, quốc tế.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.