(Baohatinh.vn) - Sáng 18/12, Hội Khoa học và Kỹ thuật nông nghiệp Hà Tĩnh tổ chức hội thảo thực trạng sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, đề xuất giải pháp liên kết sản xuất hiệu quả cao.
Sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, lấy tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp làm khâu đột phá, toàn tỉnh hiện đã thành lập mới hơn 8.000 mô hình, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản bình quân đạt 5,46%/năm; giá trị diện tích đạt 70 triệu đồng/ha.
Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ký - Cố vấn Hội KH&KT nông nghiệp tỉnh: Phải luôn tâm niệm “Để người dân tự suy nghĩ trên luống cày của họ”, nhà nước định hướng, tạo điều kiện cho nhân dân trong sản xuất liên kết chuỗi giá trị; đưa ra các chính sách, đề án đảm bảo phù hợp với thực tiễn sản xuất của địa phương, thúc đẩy, khuyến khích liên kết sản xuất đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, các mô hình sản xuất cây trồng, vật nuôi hiện có chủ yếu là mô hình thâm canh, loại mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa còn khiêm tốn. Đến nay, còn 7/12 nông sản chủ lực là: lúa, lạc, cam, bưởi, gỗ rừng tự nhiên, tôm và hươu chưa tổ chức được liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhất là doanh nghiệp phát triển liên kết sản xuất còn ít, liên kết quy mô vừa và nhỏ gặp khó khăn; chưa phát triển đa dạng các loại hình liên kết. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, hiện đại. Việc xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức; xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản còn nhiều bất cập…
Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cẩm Xuyên Lê Ngọc Hà: Chuỗi liên kết chăn nuôi lợn quy mô lớn và quy mô nhỏ ở địa phương sản xuất có hiệu quả, cơ bản đảm bảo vệ sinh môi trường tuy nhiên khả năng mở rộng quy mô của doanh nghiệp còn hạn chế, nhất là các doanh nghiệp lớn.
Tại hội thảo, các đại biểu đã nêu lên các cách làm, các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, những bất cập trong chính sách để phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp.
Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Nguyễn Quang Thọ: Liên kết là yêu cầu tất yếu trong nông nghiệp, trong đó cần lấy liên kết giữa doanh nghiệp và hộ là cốt lõi. Đề nghị tỉnh có một số chính sách khuyến khích người dân trong liên kết chuỗi.
Các đại biểu cũng đề xuất nhiều nhóm giải pháp liên kết sản xuất hiệu quả, bền vững như: nâng cao nhận thức cho nông dân về tính tất yếu khách quan của việc liên kết trong chuỗi giá trị hàng hóa lớn; rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tiến bộ kỹ thuật; đề nghị sửa đổi bổ sung một số chính sách nhằm khuyến khích liên kết phát triển sản xuất hàng hóa…
Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh giao các sở ngành, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện cấp phát, giải ngân nguồn vốn kịp thời; quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí đảm bảo đúng quy định.
Thời tiết thuận lợi, ngư dân xã Thạch Lạc (Hà Tĩnh) liên tiếp trúng đậm cá trích. Có những thuyền chỉ sau 4 - 5 giờ ra khơi mang về thu nhập hàng chục triệu đồng.
Lớp tập huấn được tổ chức ở các địa phương thuộc huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức của đội ngũ cán bộ, người dân trong xây dựng NTM trên địa bàn.
Người nuôi trồng thủy sản ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang gấp rút “khởi động” cho mục tiêu 3.240 tấn thủy sản nuôi trồng cả năm, trong đó vụ xuân hè sắp tới đóng vai trò chính.
Sau nhiều năm kinh doanh các sản phẩm từ nhung hươu, chị Phạm Thị Trầm (SN 1984, ở Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đầu tư sản xuất cao xương hươu chuẩn OCOP 3 sao, được người tiêu dùng đón nhận.
Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu với 5 nhóm nội dung.
Chuột liên tục cắn phá nhiều diện tích lúa xuân giai đoạn cuối đẻ nhánh và làm đòng tại Hà Tĩnh. Để ứng phó, nông dân phải xoay đủ cách như bỏ thuốc, đặt bẫy, đào hang,…
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) từ tháng 10/2024 và đang có nguy cơ lây lan. Cơ quan chức năng khuyến cáo người chăn nuôi không tái đàn thời điểm này.
Năm 2025, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) sẽ tập trung kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của tất cả các lực lượng tham gia bảo vệ rừng từ cấp thị xã đến cơ sở.
Gần 1 tuần qua, nhờ thời tiết thuận lợi, ngư dân vùng biển Cửa Sót (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã thu về hàng chục tấn hải sản các loại, trị giá hàng trăm triệu đồng.
Các địa phương tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang tích cực, chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và đàn vật nuôi, hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững.
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Các cấp hội phụ nữ ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã thực hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng quê hương ngày một văn minh, giàu đẹp.
Bệnh đạo ôn đang tiếp tục phát sinh và gia tăng diện tích trên đồng ruộng Hà Tĩnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh đạo ôn cổ bông trong giai đoạn tới nếu không phòng trừ hiệu quả.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân làng rau xứ Đồng Vại - vựa rau xanh lớn nhất ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang tất bật xuống đồng để xuống giống vụ xuân.
Chính sách chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) được thực thi trên địa bàn Hà Tĩnh đã góp phần tạo ra nguồn kinh phí quan trọng giúp duy trì công tác quản lý, bảo vệ rừng, hỗ trợ phát triển sinh kế, nâng cao đời sống cho các hộ gia đình, cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
Trước tình hình một số loại sâu bệnh xuất hiện gây hại lúa xuân, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã cử cán bộ kỹ thuật tập trung theo dõi, dự báo, hướng dẫn người dân cách phòng trừ...
Đoàn công tác HĐND tỉnh Bắc Giang đánh giá cao những giải pháp của TP Hà Tĩnh về phát triển nông nghiệp đô thị, góp phần nâng cao giá trị, tăng tính bền vững trong sản xuất.