Nông dân Lộc Hà khẩn trương xuống giống vụ xuân

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngay từ những ngày đầu xuân Đinh Dậu, trên khắp đồng ruộng huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), bà con nông dân đã khẩn trương bắt tay sản xuất vụ xuân với quyết tâm giành thêm một mùa bội thu.

Trời đã đứng trưa nhưng chị Nguyễn Thị Phương (xóm Đồng Sơn, xã Mai Phụ) vẫn miệt mài bón phân cho ruộng lúa X23 đã bén lá xanh mơn mởn trên cánh đồng Xa, cùng nhiều nông dân khác chưa có ý định về. Được biết, ngay từ mùng 4 tết Đinh Dậu, bà con đã tập trung ra đồng sản xuất. Chị Phương còn nói vui: “Năm nay, bà con nông dân đã đưa tết ra đồng...”.

nong dan loc ha khan truong xuong giong vu xuan

Nông dân xã Mai Phụ (Lộc Hà) giao cấy lúa xuân

Chị cho biết thêm, cánh đồng Xa này là vùng trũng phèn nên bà con chủ yếu bố trí giống xuân trung và để cây lúa phát triển tốt trên vùng đất này, phải trộn đạm Việt - Nhật với đạm trắng để bón cho cây...

Cách đó không xa, trên cánh đồng Trũng (xóm Sơn Phú, xã Mai Phụ), 2 máy cày đang hối hả cày đất chuẩn bị gieo trỉa lạc, tiếng máy giòn tan, hối hả giữa trưa. Anh Nguyễn Đức Toản, một trong hai người lái máy, cho biết: “Cả xã có 5 máy cày thì đều hoạt động từ ngày mùng 4 tết cày đất để kịp cho bà con xuống giống lạc vụ xuân”.

Bí thư Đảng ủy xã Mai Phụ Nguyễn Xuân Bắc, vui vẻ cho biết: “Đến nay, 80 ha lúa của xã đã phủ kín ruộng và bà con ra đồng sớm để tiến hành chăm bón. Cơ cấu giống, lịch thời vụ... nhất nhất xã đều thực hiện đúng chỉ đạo, hướng dẫn của huyện. “Vụ xuân này, xã chỉ đạo bà con nhân rộng diện tích lạc cao sản cho hiệu quả kinh tế cao. Đây là mô hình đã được thử nghiệm tại địa phương từ năm trước..., chắc chắn cho năng suất cao”.

Trên cánh đồng Lau, xã Bình Lộc, bà con nông dân khẩn trương sản xuất vụ xuân để đảm bảo lịch thời vụ. Hàng chục hộ nông dân, nhóm nhổ mạ, nhóm be bờ lấy nước, nhóm nhanh tay cấy. Anh Nguyễn Văn Tiến đang cùng các thành viên trong gia đình cấy trên diện tích đất được quy hoạch trên cánh đồng Lau. Anh cho biết, đây là vùng đất vừa được quy hoạch và bà con đang cấy giống lúa mới do xã hỗ trợ giống 100%. Giống này nằm trong cơ cấu trà xuân muộn, ngắn ngày, cho năng suất cao.

Theo Chủ tịch UBND xã Bình Lộc Lê Trung Ấn, đây là giống Việt Hương chiếm, một loại giống tốt lần đầu tiên xã đưa vào sản xuất với kế hoạch là 12 ha cho 6 xóm. Trong kế hoạch sản xuất vụ xuân của xã có 198 ha lúa và 78 ha lạc. Tính đến thời điểm ra tết này, cơ bản diện tích lúa đã xuống giống với 80% giống trà xuân muộn. Còn lạc cũng đã xuống giống trên 70% diện tích và nếu thời tiết thuận lợi sẽ sớm gieo trỉa xong.

Lãnh đạo Phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà cho biết, tổng diện tích gieo trồng vụ xuân năm nay là 5.165 ha, trong đó: lúa 3.221 ha, sản lượng dự kiến đạt 18.489 tấn; 1.944 ha cây trồng cạn (trong đó, lạc 1.289 ha, sản lượng 4.074 tấn; ngô xen 165 ha, sản lượng 585 tấn; đậu các loại 90 ha, sản lượng 84,6 tấn; rau đậu thực phẩm 267 ha; khoai lang 83 ha, sản lượng 742 tấn...).

Tính đến ngày 12/2, toàn huyện Lộc Hà đã gieo cấy được trên 90% diện tích lúa và trên 13% diện tích lạc, chưa kể các loại rau màu khác.

Ông Phan Văn Nhàn - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, quan điểm của huyện là phát huy tối đa diện tích đất canh tác để sản xuất vụ xuân; sử dụng các giống ngắn ngày, bố trí tỷ lệ hợp lý giữa nhóm lúa chất lượng và năng suất cao, mở rộng diện tích lúa lai; chuyển đổi một phần diện tích đất lúa sang trồng cây màu có giá trị kinh tế cao hơn. Về hình thức sản xuất, mở rộng theo hướng liên kết với doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực. Đến thời điểm hiện tại, nhìn chung, các xã đều thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo trên, đảm bảo đúng cơ cấu giống, lịch thời vụ.

Đọc thêm

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".
Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.