Sáng niềm hy vọng

(Baohatinh.vn) - “Lũ lụt đi qua với nhiều vất vả nhưng cũng để lại cho chúng tôi lớp phù sa màu mỡ, chẳng có phân bón nào bì kịp. Đấy chị xem, chỉ mới gần 2 tháng, ngô đã xanh tốt”.

Biển hồi sinh...

Vợ chồng ông Nguyễn Xuân Thắm (thôn Phú Lợi, xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh) năm nay đã gần 60 tuổi, cả một đời sống nhờ vào ngư nghiệp. Thế rồi, sự cố môi trường Formosa xảy ra, ông đau đớn không chỉ bởi lo sợ cho kế sinh nhai, đó là nỗi đau của người con gắn bó máu thịt với Mẹ biển.

sang niem hy vong

Giữa “tâm bão”, vợ chồng ông Nguyễn Xuân Thắm, Kỳ Phú (Kỳ Anh) vay tiền sắm lưới cụ tiếp tục vươn khơi, đánh bắt xa bờ.

Ông tâm sự: “Có lúc như người thất thần, cứ nghĩ sẽ bỏ tất cả. Thế nhưng, sinh nghề tử nghiệp. Ngày trước chỉ quanh quẩn trong bờ, giờ sẽ phải đi xa hơn, đánh bắt những loại hải sản có giá trị hơn”. Giữa “tâm bão”, ông vay 50 triệu đồng mua thêm ngư cụ, sửa sang lại thuyền, chuẩn bị cho những chuyến ra khơi. Sau những ngày lao đao, trên khuôn mặt dạn dày sương gió của ngư phủ này giờ đây đã ngời lên niềm hy vọng bởi cá, tôm đã trở lại vùng biển Kỳ Anh.

“Những ngày thuận gió, tôi theo thuyền bạn đánh khơi vài ngày mới về; thu nhập cũng đã khá hơn. Bà con ngư dân chúng tôi vẫn chưa qua ngày tháng vất vả, song đã yên tâm phần nào vì nguồn sống mới ở đại dương đang sinh sôi trở lại” – ông chia sẻ.

Những khoang thuyền cá bạc trở về trên Cảng cá Thạch Kim (Lộc Hà) ngày một nhộn nhịp đang xua tan đi cái lạnh giá mùa đông, xua tan cả khung cảnh ảm đạm của những ngày biển nhiễm độc. Từng rổ, nào cá ngừ, cá gai, cá ngứa… được tiểu thương đặt lên cân đo đếm trước khi tỏa về các chợ. Không khí nhộn nhịp cả một vùng, xen kẽ những lời mua bán, ngả giá còn có cả lời động viên, thăm hỏi nhau giữa thời buổi khó khăn.

Anh Nguyễn Sơn, chủ cửa hàng cung ứng hải sản Thạch Kim cho biết: “Khoảng 1 tháng nay, thị trường hải sản đã có phần “ấm” hơn. Một phần nguồn hải sản đã bắt đầu hồi sinh trên các vùng biển, quan trọng hơn là các công bố chỉ số an toàn của ngành chuyên môn đã giúp người dân yên tâm hơn và có sự phân loại thực phẩm. Chúng tôi cũng đang đặt mối trở lại để chuẩn bị hàng tết, nhất là các đối tượng như cá thu, cá bống bớp, cá ngứa…”.

Nụ cười đã trở lại với người đàn ông bắt đầu bước sang tuổi thất tuần Mai Khi, xóm 3, Đông Yên, Kỳ Lợi (TX Kỳ Anh). Là một ngư dân lành nghề có tiếng, bây giờ, mỗi khi nhớ biển, ông vẫn dong thuyền ra khơi, còn bình thường thì ông say sưa với nghề làm ăn mới: nuôi bò. “Trước tôi đã có 7 con bò rồi, sau sự cố biển, được Nhà nước tạo điều kiện, tôi vay thêm 50 triệu đồng mở rộng đàn lên 20 con. Gia đình tôi còn có 10 ha đất, dự tính sẽ dành để trồng cỏ chăn nuôi, vừa phục vụ chăn nuôi, vừa làm hàng hóa”. Hiện tại, xã có khoảng 20 mô hình chăn nuôi gà (100 con trở lên); 12 hộ nuôi thỏ (50 con/hộ); 20 hộ chăn nuôi bò (20 con/hộ). Xây dựng mô hình chăn nuôi trang trại cũng là định hướng phát triển kinh tế bền vững tại chính nơi “điểm nóng” Kỳ Lợi, Kỳ Trinh, Kỳ Hà. Một cuộc sống mới đang gõ cửa làng biển...

Lũ đi qua, phù sa lắng lại…

Phương Mỹ (Hương Khê) ngày lũ chồng lũ là dòng nước bạc cuồn cuộn, hung dữ, phủ lút cả mái nhà; là những thớ bùn non vàng choẹt bám dày cả mét, bốc lên mùi tanh ngai ngái. Ngày mới của xã giờ là đồng ngô, đồng khoai xanh mướt, bừng sáng lên nét tươi vui, nồng ấm đón mùa xuân.

sang niem hy vong

Bà con nông dân xã Hương Xuân (Hương Khê) tích cực chăm sóc ngô vụ đông sau những ngày mưa lũ. Ảnh: Thăng Long

Chị Nguyễn Thị Lan (thôn Tân Thượng) cho biết: “Lũ lụt đi qua với nhiều vất vả nhưng cũng để lại cho chúng tôi lớp phù sa màu mỡ, chẳng có phân bón nào bì kịp. Đấy chị xem, chỉ mới gần 2 tháng, ngô đã xanh tốt”.

Người Phương Mỹ ra đồng từ những ngày tường nhà vẫn còn in hằn dấu mực nước do cơn lũ để lại. Hiện tại, xã đã khôi phục được hàng trăm ha ngô, khoai lang, quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh ngô sinh khối 50 ha. Không chỉ có ngô cứu đói, rồi đây, Phương Mỹ có vùng sản xuất hàng hóa.

Phúc Trạch không còn cảnh tan hoang, tiêu điều. Nơi cơn lũ đi qua, bà con đã kịp vun gốc, chống đỡ những cây bưởi già còn sót lại, trồng mới hàng nghìn cây con. Nỗ lực của nhân dân, quyết tâm dồn lực của cả hệ thống chính trị trở thành sức mạnh cộng hưởng, đẩy lùi khó khăn. Thách thức của thiên nhiên cũng giúp nhiều địa phương hoạch định lại cả chiến lược sản xuất. Như ở Hương Khê, lần đầu tiên có 3.000 ha ngô sản xuất theo liên kết với doanh nghiệp và huyện coi đây là chiến lược phát triển kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Hay Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, dấu tích của lũ lụt không còn. Giờ đây, những thớ đất lại được cày lật lên để chuẩn bị mùa sản xuất mới. Một mùa xuân mới lại về…

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.