Tập trung soát xét, tháo gỡ khó khăn trong giao đất, giao rừng

(Baohatinh.vn) - Sáng 12/11, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn chủ trì cuộc họp nghe tiến độ giao đất gắn với giao rừng (GĐGR), đo vẽ bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp, nông nghiệp, đất ở đô thị. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y cùng dự.

Tập trung soát xét, tháo gỡ khó khăn trong giao đất, giao rừng ảnh 1

Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn: Thời gian tới, các cấp, ngành phải nỗ lực hơn nữa để thực hiện tốt công tác GĐGR, đo vẽ bản đồ địa chính, cấp GCNQSDĐ.

Theo phương án ban đầu, toàn tỉnh có 147 xã thực hiện GĐGR với 54.596ha nhưng sau rà soát thì chỉ còn 138 xã/12 huyện thị thực hiện với tổng diện tích giao thực tế là 44.288ha. Đến nay, 100% diện tích đã được đo vẽ, đánh giá xong đặc điểm khu rừng.

Tập trung soát xét, tháo gỡ khó khăn trong giao đất, giao rừng ảnh 2

Phó giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Hùng Mạnh: Thời gian tới, Sở sẽ chỉ đạo các địa phương có tỷ lệ cấp đổi GCNQSD đất dưới 95% soát xét khối lượng, đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành trong tháng 12 năm nay và chỉ đạo Nghi Xuân, thành phố Hà Tĩnh vào cuộc quyết liệt hơn để hoàn thành việc cấp giấy trong quý 1/2016.

Các huyện đã kiểm tra, thẩm định kết quả đo vẽ bản đồ với diện tích 42.201 ha/137 xã (đạt 95%), hiện chỉ còn Vũ Quang với trên 78%, Hương Sơn với trên 87%; nộp hồ sơ lên Sở TN&MT 39.239ha/127 xã và hiện sở này đã thực hiện gần 75%, số còn lại đang yêu cầu các huyện bổ sung, chỉnh sửa.

Tập trung soát xét, tháo gỡ khó khăn trong giao đất, giao rừng ảnh 3

Giám đốc Sở NN&PTNT Đặng Ngọc Sơn: Các huyện có tỷ lệ cấp GCNQSD đất lâm nghiệp đạt thấp là Thạch Hà, thị xã Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Hương Khê, Nghi Xuân, Hương Sơn... Do thực hiện nhiệm vụ không đạt yêu cầu nên đã có 8 huyện thị bị phê bình, 3 huyện khác đã kiểm điểm trách nhiệm các tập thể, cá nhân có liên quan.

Đến thời điển này, UBND các huyện cấp GCNQSDĐ 22.748ha/9.819hộ/90 xã, đạt 68,5% diện tích phê duyệt bản đồ và trên 51% diện tích thực tế giao. Ngoài ra, việc thanh lý, chấm dứt hợp đồng của 5 đơn vị chủ rừng nước, các công ty lâm nghiệp đã được gần 94% diện tích giao khoán với 6.469,32ha...

Liên quan đến kết quả đo đạc bản đồ địa chính, cấp đổi GCNQSD đất ở và đất nông nghiệp trên địa bàn, hiện toàn tỉnh đã nghiệm thu hoàn thành đo đạc bản đồ địa chính 234/234 xã với tổng diện tích gần 221.793 ha. Công tác hoàn thiện bản đồ sau cấp GCNQSD đất đã được giao đơn vị tư vấn triển khai thực hiện theo kế hoạch khung của tỉnh.

Tập trung soát xét, tháo gỡ khó khăn trong giao đất, giao rừng ảnh 4

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Tĩnh Nguyễn Văn Quý: Tiến độ cấp đổi giấy CNQSD đất ở tại thành phố chưa đáp ứng yêu cầu, kết quả đạt thấp là do năng lực của các đơn vị tư vấn hạn chế; người dân chưa mặn mà và thực sự hợp tác; đất có giá trị cao nhưng còn nhiều sai sót, bất cập trong quản lý và sử dụng...

Theo báo cáo, thực hiện công tác cấp đổi GCNQSD đất gắn với đo vẽ bản đồ địa chính đối với đất ở và đất sản xuất nông nghiệp, đến nay, các địa phương cơ bản hoàn thành đo đạc bản đồ địa chính và thực hiện kê khai, đăng ký cấp đổi với tổng nhu cầu đăng ký là 443.920 hồ sơ. Các đơn vị tư vấn đã kê khai được 402.200 hồ sơ, UBND cấp xã đã xét duyệt 359.911 hồ sơ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đã thẩm định và cho in 339.265 giấy và hiện đã giao cho dân được gần 87% số giấy đã ký...

Tuy nhiên, nhìn chung công tác GĐGR, đo vẽ bản đồ địa chính, cấp GCNQSDĐ các loại vẫn còn chậm so với kế hoạch và đang còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Nguyên nhân là do các cơ quan chuyên môn chưa tham mưu tốt cho cấp ủy, chính quyền để có sự chỉ đạo sâu sát; vai trò người đứng đầu chính quyền ở cơ sở chưa được phát huy, chưa hiểu việc, chưa sâu sát, thiếu đôn đốc; một số đơn vị tư vấn năng lực hạn chế, trách nhiệm không cao, chất lượng đo vẽ thấp; công tác phối kết hợp giữa các lực lượng chức năng chưa tốt; các phòng, ngành cấp huyện không đảm nhận được việc kiểm tra, thẩm định kết quả đo vẽ bản đồ nên phải thuê đơn vị tư vấn, trong khi các đơn vị này cũng chưa đáp ứng yêu cầu; đất lâm nghiệp còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp; bản đồ quy hoạch 3 loại rừng tại một số xã còn bất cập; kinh phí thực hiện còn hạn chế...

Tập trung soát xét, tháo gỡ khó khăn trong giao đất, giao rừng ảnh 5

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y: Thời gian tới các cấp, ngành cần tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ. Trong quá trình đó, các ngành chuyên môn cần tập trung chỉ đạo cơ sở, thực hiện thưởng phạt nghiêm minh, phân định trách nhiệm rõ ràng và gặp khó khăn, vướng mắc ở đâu thì xử lý tại đó, nhất là về tư vấn và kinh phí...

Kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn khẳng định kết quả GĐGR, đo vẽ bản đồ địa chính và cấp giấy CNQSDĐ các loại trên địa bàn tỉnh ta đã có những chuyển biến tích cực. Có được kết quả đó là nhờ có một chủ trương đúng và sự cố gắng, quyết tâm vào cuộc cao của các cấp, các ngành hữu quan. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên kết quả cuối cùng vẫn chưa như mong đợi, chưa đồng đều giữa các nơi, những việc khó dù đã biết từ trước nhưng chưa chủ động tìm giải pháp khắc phục, chưa có sự quan tâm toàn diện để thực hiện tốt từng phần việc cụ thể...

Thời gian tới, các cấp, ngành phải cố gắng hơn nữa để thực hiện tốt công tác GĐGR, đo vẽ bản đồ địa chính, cấp GCNQSDĐ. Đây không chỉ để quán triệt nghiêm túc Nghị quyết quan trọng của HĐND tỉnh mà còn góp phần nâng cao vai trò quản lý nhà nước và đảm bảo quyền lợi của người dân.

Để hoàn thành việc này đạt tỷ lệ từ 95 – 97%, các cấp, ngành phải rà soát lại các nội dung có liên quan và đánh giá khách quan để xây dựng kế hoạch hành động cụ thể theo tuần; xác định nhiệm vụ trọng tâm là xử lý các vấn đề còn tồn tại, vướng mắc, dồn sức cho việc khó; tập trung đánh giá, rà soát lại các đơn tư vấn để báo cáo về Sở TN&MT điều hành; cấp huyện nhận được hồ sơ nào thì phải ký duyệt để tổ chức trao giấy chứng nhận cho dân; các sở, ngành chuyên môn cần chọn nơi trọng điểm để giúp cơ sở tháo gỡ khó khăn...

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, mật ong Thức Dung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.
Tuyệt đối không chủ quan trước ảnh hưởng của bão số 6

Tuyệt đối không chủ quan trước ảnh hưởng của bão số 6

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, bão số 6 (bão Tramy) sau khi đổ bộ vào bờ, thay vì suy yếu, sẽ quay trở lại ra biển nên các địa phương, đơn vị cần cảnh báo người dân, nhất là ngư dân, tuyệt đối không được chủ quan.
Nông dân Hà Tĩnh xuống giống hoa cúc vụ tết

Nông dân Hà Tĩnh xuống giống hoa cúc vụ tết

Để giúp hoa sinh trưởng tốt, đảm bảo khung thời vụ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dịp tết, nhiều hộ dân trồng hoa cúc trên địa bàn Hà Tĩnh đang tập trung xuống giống.
Dư nợ nông nghiệp, nông thôn tăng trên 20%

Dư nợ nông nghiệp, nông thôn tăng trên 20%

Nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tăng giai đoạn cuối năm đã đẩy dư nợ lĩnh vực này của các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh tăng trưởng mạnh.
Mướt mắt trên những vườn cam chín sớm

Mướt mắt trên những vườn cam chín sớm

Dù năng suất cam năm nay đạt thấp hơn mọi năm nhưng bù lại được giá nên các nhà vườn ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) vẫn phấn khởi, bà con đang nhanh tay thu hoạch những quả chín sớm.