(Baohatinh.vn) - Nắng nóng gay gắt, có nơi lên hơn 40 độ C, khiến nông dân gần như không thể ra làm đồng ban ngày. Để kịp thời vụ và đối phó cái nắng như thiêu đốt, nông dân nhiều nơi bất đắc dĩ phải chờ đến 17-18h mới ra đồng. Thậm chí, nhiều người đã phải vất vả cày đêm để “trốn” nắng.
Thời tiết nắng nóng, đến chiều tối "thợ cày" mới dám ra đồng.
Mặc dù vụ hè thu đã thúc sau lưng, nhưng hầu hết nông dân đều phải ngồi nhà tránh nắng chứ không dám ra đồng như thường lệ. Đã gần 16h chiều, nhưng trên các cánh đồng, hiếm hoi lắm mới thấy một vài chiếc máy cày làm việc. Các “thợ cày” ngụy trang cho “buồng lái” bằng những tấm vải, tấm lá kè để che nắng. Phải đến tầm 17h chiều mới thấy nông dân rầm rộ xuống đồng. Thậm chí, có người phải gần 18h mới dám xuống ruộng.
Một trong những “thợ cày” hiếm hoi chúng tôi gặp ra đồng vào lúc 16h chiều 3/6, anh Nguyễn Văn Hùng, cày thuê tại xã Bắc Sơn (Thạch Hà) chia sẻ: "Mặc dù người gọi thuê cày khắp nơi, thời gian bây giờ như vàng ngọc, nhưng cũng phải đến giờ này tôi mới dám cho máy xuống đồng. Trưa nay (5/6), nắng nóng lên đến 40 độ C, ngồi trong nhà mà cũng chịu không nổi huống chi ngoài đồng. Tiền thì thích thật, nhưng nắng quá, trụ không nổi nên cứ phải tầm giờ này mới làm được. Có lẽ, tôi sẽ không về nhà được trước 22h đêm, thậm chí phải đến 12h đêm, 1h sáng, mới kịp cho người dân gieo trỉa”.
Khoảng 18h, chúng tôi có mặt tại cánh đồng xã Thạch Vĩnh (Thạch Hà) mới thấy tấp nập người, máy móc ra đồng làm việc. Anh Nguyễn Văn Trung, đang lái máy cày thuê tại đây, cho biết: Phải 17h tôi mới đánh máy đi làm. Nhiều nhà gọi thuê nên chắc phải cày đến 21-22 h mới xong. Chúng tôi cố gắng hết sức vì thời vụ của bà con, nhưng thú thật là nóng quá, không thể ra đồng sớm được. Làm đêm vất vả nhưng bù lại mát mẻ, đỡ mất sức”.
Nông dân Thạch Vĩnh (Thạch Hà) tranh thủ bón phân chuẩn bị gieo cấy vụ hè thu.
Chị Nguyễn Thị Hằng, xã Thạch Vĩnh, cho biết: “Phải đến 4h chiều tôi mới ra đồng. Tôi có mấy sào ruộng, giờ mới cuốc bờ để chuẩn bị làm đất gieo cấy. Làm đến chừng nào tối không thấy để làm nữa thì về. Về muộn, lại phải lo cơm nước, con cái, rất vất vả nhưng cũng không thể có chọn lựa nào khác khi thời tiết nắng nóng gay gắt như thế này”.
Nắng nóng gay gắt đã khiến người nông dân buộc phải thay đổi lịch làm việc từ ngày sang đêm. Người nông dân vốn đã vất vả, nay lại càng vất vả hơn khi phải bất đắc dĩ né tránh thời tiết cực đoan như những ngày này.
Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, mật ong Thức Dung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.
Hội Làm vườn và trang trại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã vận động cải tạo được 9.956 vườn, xây dựng được 901 vườn mẫu và hình thành 142 mô hình kinh tế cho thu nhập cao.
Giấy phép môi trường là thủ tục bắt buộc theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, thế nhưng, hiện nay, gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn ở Hà Tĩnh lại thiếu giấy phép quan trọng này.
Với việc Hương Khê hoàn thành các tiêu chí huyện NTM, Hà Tĩnh sẽ có 100% huyện đạt chuẩn, tạo tiền đề quan trọng cho mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh NTM.
Từ đầu năm đến nay, Hà Tĩnh tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nhiều tàu cá vi phạm khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định.
Nói đi đôi với làm, gần gũi, nhẹ nhàng tuyên truyền, giải thích để người dân thông suốt về xây dựng nông thôn mới là cách làm của bà Lê Thị Kim Lương - người hơn 20 năm gánh vác việc làng ở thôn Vĩnh Hội, xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh).
Hội đồng thẩm định xét, đề nghị công nhận xã đạt chuẩn NTM, nâng cao, kiểu mẫu Hà Tĩnh bỏ phiếu đề nghị UBND tỉnh công nhận xã Thuận Lộc, TX Hồng Lĩnh đạt chuẩn NTM nâng cao.
Từ một gia đình khó khăn nhưng bằng bàn tay yêu lao động, vợ chồng bà Lâm Thị Mai (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã gây dựng được trang trại tổng hợp cho thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi năm.
Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm sẽ phối hợp tiêu thụ sản phẩm cho nông dân tham gia sản xuất theo các chương trình, dự án hợp tác nông nghiệp hữu cơ ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).
Tham gia chương trình OCOP là hướng đi của ông chủ HTX Nông nghiệp sạch Hatisa (TP Hà Tĩnh) nhằm nâng tầm chất lượng, thương hiệu, tạo cơ hội phát triển, mở rộng thị trường cho sản phẩm.
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, bão số 6 (bão Tramy) sau khi đổ bộ vào bờ, thay vì suy yếu, sẽ quay trở lại ra biển nên các địa phương, đơn vị cần cảnh báo người dân, nhất là ngư dân, tuyệt đối không được chủ quan.
Để giúp hoa sinh trưởng tốt, đảm bảo khung thời vụ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dịp tết, nhiều hộ dân trồng hoa cúc trên địa bàn Hà Tĩnh đang tập trung xuống giống.
Hà Tĩnh đã có 76/76 tàu cá đang hoạt khai thác thủy sản vùng khơi đã lắp đặt thiết bị VMS; 100% tàu cá đã nhập vào dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFISHBASE).
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoàn yêu cầu các đơn vị, địa phương, trong đó có Hà Tĩnh, theo dõi sát diễn biến, hướng di chuyển của bão số 6 để sẵn sàng phương án ứng phó.
Từ nguồn nguyên liệu “lộc trời” ban tặng, các cơ sở chế biến rươi ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã đầu tư công nghệ, chế biến thành các sản phẩm hướng đến đạt chuẩn OCOP.
Với sự quyết tâm của chính quyền và Nhân dân, xã Quang Diệm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang nỗ lực thực hiện các tiêu chí, phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2024.
Nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tăng giai đoạn cuối năm đã đẩy dư nợ lĩnh vực này của các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh tăng trưởng mạnh.
Sản phẩm mật ong OCOP 3 sao của anh Nguyễn Văn Triều ở xã Hương Minh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) không chỉ giúp gia đình ổn định đầu ra mà còn giúp địa phương đa dạng sản phẩm OCOP.
Hơn 60 năm hoạt động, cống Tây Yên (phường Kỳ Thịnh, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo được tính năng của công trình thuỷ lợi.
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ cải tạo chất lượng giống và phát triển tổng đàn dê, đem lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi tại địa phương.
Hà Tĩnh có 181/181 xã đạt chuẩn NTM, 10/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và phấn đấu đến cuối năm 2024 hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
73 ha đất muối của xã Kỳ Hà, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bị bỏ hoang, sản xuất không hiệu quả nên diêm dân mong muốn các cấp, ngành có phương án để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Dù năng suất cam năm nay đạt thấp hơn mọi năm nhưng bù lại được giá nên các nhà vườn ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) vẫn phấn khởi, bà con đang nhanh tay thu hoạch những quả chín sớm.
Sau khi phát hiện một ổ dịch ở xã Phù Lưu, ngành chuyên môn và các địa phương ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) gấp rút triển khai các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ đàn lợn trên 10.000 con.
Sau hơn 3 năm trồng thử nghiệm, mô hình tre tứ quý lấy măng của chị Bùi Thị Khuyên (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã phát huy hiệu quả kinh tế, mở ra hướng chuyển đổi cây trồng mới.
Mô hình nuôi cua đồng sinh sản tại xã Thạch Bình (TP Hà Tĩnh) cho thấy nhiều triển vọng phát triển, góp phần tạo ra nguồn con giống chủ động, chất lượng phục vụ thị trường.