Theo chân nông dân cày đêm “trốn” nắng

(Baohatinh.vn) - Nắng nóng gay gắt, có nơi lên hơn 40 độ C, khiến nông dân gần như không thể ra làm đồng ban ngày. Để kịp thời vụ và đối phó cái nắng như thiêu đốt, nông dân nhiều nơi bất đắc dĩ phải chờ đến 17-18h mới ra đồng. Thậm chí, nhiều người đã phải vất vả cày đêm để “trốn” nắng.

theo chan nong dan cay dem tron nang

Thời tiết nắng nóng, đến chiều tối "thợ cày" mới dám ra đồng.

Mặc dù vụ hè thu đã thúc sau lưng, nhưng hầu hết nông dân đều phải ngồi nhà tránh nắng chứ không dám ra đồng như thường lệ. Đã gần 16h chiều, nhưng trên các cánh đồng, hiếm hoi lắm mới thấy một vài chiếc máy cày làm việc. Các “thợ cày” ngụy trang cho “buồng lái” bằng những tấm vải, tấm lá kè để che nắng. Phải đến tầm 17h chiều mới thấy nông dân rầm rộ xuống đồng. Thậm chí, có người phải gần 18h mới dám xuống ruộng.

Một trong những “thợ cày” hiếm hoi chúng tôi gặp ra đồng vào lúc 16h chiều 3/6, anh Nguyễn Văn Hùng, cày thuê tại xã Bắc Sơn (Thạch Hà) chia sẻ: "Mặc dù người gọi thuê cày khắp nơi, thời gian bây giờ như vàng ngọc, nhưng cũng phải đến giờ này tôi mới dám cho máy xuống đồng. Trưa nay (5/6), nắng nóng lên đến 40 độ C, ngồi trong nhà mà cũng chịu không nổi huống chi ngoài đồng. Tiền thì thích thật, nhưng nắng quá, trụ không nổi nên cứ phải tầm giờ này mới làm được. Có lẽ, tôi sẽ không về nhà được trước 22h đêm, thậm chí phải đến 12h đêm, 1h sáng, mới kịp cho người dân gieo trỉa”.

Khoảng 18h, chúng tôi có mặt tại cánh đồng xã Thạch Vĩnh (Thạch Hà) mới thấy tấp nập người, máy móc ra đồng làm việc. Anh Nguyễn Văn Trung, đang lái máy cày thuê tại đây, cho biết: Phải 17h tôi mới đánh máy đi làm. Nhiều nhà gọi thuê nên chắc phải cày đến 21-22 h mới xong. Chúng tôi cố gắng hết sức vì thời vụ của bà con, nhưng thú thật là nóng quá, không thể ra đồng sớm được. Làm đêm vất vả nhưng bù lại mát mẻ, đỡ mất sức”.

theo chan nong dan cay dem tron nang

Nông dân Thạch Vĩnh (Thạch Hà) tranh thủ bón phân chuẩn bị gieo cấy vụ hè thu.

Chị Nguyễn Thị Hằng, xã Thạch Vĩnh, cho biết: “Phải đến 4h chiều tôi mới ra đồng. Tôi có mấy sào ruộng, giờ mới cuốc bờ để chuẩn bị làm đất gieo cấy. Làm đến chừng nào tối không thấy để làm nữa thì về. Về muộn, lại phải lo cơm nước, con cái, rất vất vả nhưng cũng không thể có chọn lựa nào khác khi thời tiết nắng nóng gay gắt như thế này”.

Nắng nóng gay gắt đã khiến người nông dân buộc phải thay đổi lịch làm việc từ ngày sang đêm. Người nông dân vốn đã vất vả, nay lại càng vất vả hơn khi phải bất đắc dĩ né tránh thời tiết cực đoan như những ngày này.

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.