(Baohatinh.vn) - Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hoàng Gia Phát hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng để xây tuyến đường nhựa đại đoàn kết ven kênh N2 kết nối khu tổ hợp dân cư xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh)
Đại biểu tham dự lễ khánh thành.
Sáng 6/4, Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hoàng Gia Phát (TP Vinh, Nghệ An) tổ chức lễ khánh thành tuyến đường nhựa đại đoàn kết ven kênh N2 kết nối khu tổ hợp xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên).
Tuyến đường nhựa đại đoàn kết ven kênh N2 kết nối khu tổ hợp dân cư xã Cẩm Quan hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Tuyến đường nhựa đại đoàn kết ven kênh N2 kết nối khu tổ hợp dân cư xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên) được khởi công vào giữa tháng 11/2024 với chiều dài 450m, thảm nhựa với chiều rộng 5m. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ đồng do Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hoàng Gia Phát tài trợ nhằm góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển; giúp thôn Thiện Nộ, xã Cẩm Quan củng cố và nâng cao các tiêu chí trong xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu.
Ông Hoàng Nguyễn Trọng Dũng - Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hoàng Gia Phát phát biểu tại lễ khánh thành.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hoàng Gia Phát Hoàng Nguyễn Trọng Dũng nhấn mạnh: Tuyến đường hoàn thành nhờ sự nỗ lực của doanh nghiệp, chính quyền và người dân địa phương. Tinh thần đại đoàn kết là sức mạnh để doanh nghiệp và người dân vượt qua mọi trở ngại, xây dựng thành công công trình. Con đường không chỉ nối liền những xóm làng mà còn kết nối tấm lòng của người dân với doanh nghiệp.
Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hoàng Gia Phát và đại diện chính quyền địa phương cắt băng khánh thành tuyến đường nhựa đại đoàn kết ven kênh N2 kết nối khu tổ hợp dân cư xã Cẩm Quan.
Tại buổi lễ, Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hoàng Gia Phát đã trao quà cho 2 trẻ mồ côi: em Phan Lê Anh Dũng (SN 2019) và em Phan Lê Anh Khoa (SN 2023) ở thôn Thiện Nộ, xã Cẩm Quan. Đây là 2 trẻ mồ côi được Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hoàng Gia Phát nhận đỡ đầu từ tháng 9/2024 với mức hỗ trợ 500.000 đồng/cháu/tháng; thời gian hỗ trợ đến khi các cháu học xong đại học.
Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hoàng Gia Phát đã trao quà cho 2 con đỡ đầu.
Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hoàng Gia Phát đầu tư kinh doanh trên 4 hệ sinh thái: trung tâm thể thao, thương mại dịch vụ, bất động sản, cung cấp nhân lực. Hơn 2 năm qua, công ty trích một phần lợi nhuận để triển khai nhiều hoạt động an sinh xã hội trên cả nước. Theo đó, bình quân mỗi năm, công ty trích từ 3 - 5 tỷ đồng để triển khai các hoạt động an sinh xã hội.
Hiện nay, công ty đang nhận đỡ đầu hơn 150 trẻ mồ côi ở 2 tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh với mức hỗ trợ 500.000 đồng/cháu/tháng; thời gian hỗ trợ đến khi các cháu học xong đại học.
Từ đầu năm đến nay, Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hoàng Gia Phát đã triển khai nhiều hoạt động an sinh xã hội như: trao tặng hệ thống máy lọc nước cho Trung tâm Anh ngữ Đại Đồng (Thanh Chương, Nghệ An); hỗ trợ 10 triệu đồng cho Quỹ vì người nghèo xã Đại Đồng (Thanh Chương, Nghệ An); hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho 3 hộ nghèo ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với mức hỗ trợ 30 triệu đồng/nhà; trao tặng 20 triệu đồng vào Quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát của Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An...
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh giao các sở ngành, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện cấp phát, giải ngân nguồn vốn kịp thời; quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí đảm bảo đúng quy định.
Thời tiết thuận lợi, ngư dân xã Thạch Lạc (Hà Tĩnh) liên tiếp trúng đậm cá trích. Có những thuyền chỉ sau 4 - 5 giờ ra khơi mang về thu nhập hàng chục triệu đồng.
Lớp tập huấn được tổ chức ở các địa phương thuộc huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức của đội ngũ cán bộ, người dân trong xây dựng NTM trên địa bàn.
Người nuôi trồng thủy sản ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang gấp rút “khởi động” cho mục tiêu 3.240 tấn thủy sản nuôi trồng cả năm, trong đó vụ xuân hè sắp tới đóng vai trò chính.
Sau nhiều năm kinh doanh các sản phẩm từ nhung hươu, chị Phạm Thị Trầm (SN 1984, ở Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đầu tư sản xuất cao xương hươu chuẩn OCOP 3 sao, được người tiêu dùng đón nhận.
Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu với 5 nhóm nội dung.
Chuột liên tục cắn phá nhiều diện tích lúa xuân giai đoạn cuối đẻ nhánh và làm đòng tại Hà Tĩnh. Để ứng phó, nông dân phải xoay đủ cách như bỏ thuốc, đặt bẫy, đào hang,…
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) từ tháng 10/2024 và đang có nguy cơ lây lan. Cơ quan chức năng khuyến cáo người chăn nuôi không tái đàn thời điểm này.
Năm 2025, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) sẽ tập trung kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của tất cả các lực lượng tham gia bảo vệ rừng từ cấp thị xã đến cơ sở.
Gần 1 tuần qua, nhờ thời tiết thuận lợi, ngư dân vùng biển Cửa Sót (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã thu về hàng chục tấn hải sản các loại, trị giá hàng trăm triệu đồng.
Các địa phương tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang tích cực, chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và đàn vật nuôi, hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững.
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Các cấp hội phụ nữ ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã thực hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng quê hương ngày một văn minh, giàu đẹp.
Bệnh đạo ôn đang tiếp tục phát sinh và gia tăng diện tích trên đồng ruộng Hà Tĩnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh đạo ôn cổ bông trong giai đoạn tới nếu không phòng trừ hiệu quả.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân làng rau xứ Đồng Vại - vựa rau xanh lớn nhất ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang tất bật xuống đồng để xuống giống vụ xuân.
Chính sách chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) được thực thi trên địa bàn Hà Tĩnh đã góp phần tạo ra nguồn kinh phí quan trọng giúp duy trì công tác quản lý, bảo vệ rừng, hỗ trợ phát triển sinh kế, nâng cao đời sống cho các hộ gia đình, cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
Trước tình hình một số loại sâu bệnh xuất hiện gây hại lúa xuân, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã cử cán bộ kỹ thuật tập trung theo dõi, dự báo, hướng dẫn người dân cách phòng trừ...
Đoàn công tác HĐND tỉnh Bắc Giang đánh giá cao những giải pháp của TP Hà Tĩnh về phát triển nông nghiệp đô thị, góp phần nâng cao giá trị, tăng tính bền vững trong sản xuất.
Mỗi con lợn giống đang được bán ra với giá 2,5 - 2,9 triệu đồng, cao hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước khiến người chăn nuôi Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn trong tái đàn.
Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.