Thiếu nền tảng, Thạch Đỉnh "ì ạch" xây dựng nông thôn mới

(Baohatinh.vn) - "Sức dân" là nền tảng quan trọng nhất trong công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) ở mỗi địa phương. Thế nhưng, ở xã Thạch Đỉnh, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) lại thiếu đi yếu tố quyết định đó nên hành trình xây dựng NTM ở đây gặp rất nhiều khó khăn...

Thiếu nền tảng, Thạch Đỉnh “ì ạch” xây dựng nông thôn mới

Trong 25 km đường trục xã, trục thôn ở Thạch Đỉnh thì mới gần 60% đạt chuẩn, số còn lại đều đã xuống cấp, chật hẹp nhưng việc huy động nguồn nội lực để làm là điều dường như không thể thực hiện...

Đến thời điểm này, kết quả xây dựng NTM ở xã Thạch Đỉnh thấp thua nhất huyện Thạch Hà và cũng là một trong số ít xã đi sau cùng của tỉnh. Theo đánh giá, đến thời điểm này, xã mới đạt 10/20 tiêu chí là: quy hoạch, điện, thông tin và truyền thông, nhà ở dân cư, lao động có việc làm, tổ chức sản xuất, giáo dục và đào tạo, y tế, QP-AN và văn hóa. Dù đang “đội sổ” với ½ tổng số tiêu chí được hoàn thành nhưng việc thực hiện các tiêu chí còn lại cũng đang rất khó khăn, chuyển biến chậm.

Nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế, trì trệ này, theo ông Nguyễn Văn Hồng - Chủ tịch UBND xã Thạch Đỉnh là bởi: “Từ xưa đến nay, Thạch Đỉnh luôn là địa phương có điểm xuất phát thấp, đời sống nhân dân khó khăn, sản xuất không phát triển nên việc huy động các nguồn lực phục vụ cho công cuộc xây dựng NTM không đáng kể. Hiện nay, toàn xã có 1.010 hộ thì có đến 11,4% hộ nghèo, 14% hộ cận nghèo, thu nhập bình quân đầu người 25,5 triệu đồng/người/năm. Người dân thiếu việc nhà làm, đời sống thấp, nên việc huy động tiền, ngày công để làm NTM là rất khó”.

Thiếu nền tảng, Thạch Đỉnh “ì ạch” xây dựng nông thôn mới

Vì lao động chính đi làm thuê nên việc huy động ngày công từ nhân dân để làm NTM ở Thạch Đỉnh rất hạn chế, chủ yếu làm những phần việc nhẹ, đơn giản (ảnh người dân xóm 9 dọn vệ sinh môi trường)...

Thực tế cũng cho thấy, là xã thuần nông nhưng phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở đây đều bị bị bỏ hoang. Trong số 210 ha đất sản xuất thì có 90 ha đất màu sản xuất theo kiểu được chăng hay chớ, 120 ha đất lúa thì chỉ sản xuất được vụ Đông Xuân...

Vì người dân không mặn mà với sản xuất nông nghiệp, hàng ngàn lao động chính thường bỏ ruộng để đi làm thuê nên hệ thống kênh mương thủy lợi, đường nội đồng gần như bỏ bê và đây là những tiêu chí khó nhất khi xây dựng NTM. Toàn xã hiện chưa có 1 km kênh mương nào được bê tông hóa, mùa mưa lụt thì ngập úng, mùa nắng thì ruộng đồng nứt nẻ. Còn 19 km đường nội đồng thì chỉ có chưa đầy 10% đạt chuẩn, số còn lại chỉ đường đất tạm bợ.

Thiếu nền tảng, Thạch Đỉnh “ì ạch” xây dựng nông thôn mới

Những cánh đồng rộng mênh mông ở Thạch Đỉnh chỉ sản xuất được duy nhất vụ Đông Xuân, còn lại bỏ hoang để chăn thả trâu bò và vịt đàn...

Sản xuất không phát triển, đi làm thuê cũng chỉ để trang trải cho cuộc sống thường ngày nên việc đóng góp xây dựng NTM của người dân Thạch Đỉnh rất hạn chế. Chỉ tính trong 9 tháng đầu năm nay, toàn xã chỉ huy động được khoảng 300 triệu đồng để làm 1,2km đường bê tông theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhưng chủ yếu là bằng ngày công hoặc “đối ứng” bằng việc hiến tài sản. Hiện xã đang tiếp tục vận động, đôn đốc nhân dân chung tay vào cuộc nhưng với tình hình trên nên cũng chỉ xác định ở mức vừa phải để thực hiện các tiêu chí “mềm” như xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu, nâng cấp cơ sở vật chất văn hóa...

Chủ tịch Nguyễn Văn Hồng thừa nhận: Hiện nay, các tiêu chí chưa hoàn thành đa số là những tiêu chí khó, cần nhiều tiền, nhất là việc chuẩn hóa hệ thống đường giao thông nông thôn, đường nội đồng, kênh mương thủy lợi, trường học, nước sinh hoạt... Những phần việc này dường như nằm ngoài khả năng huy động nội lực của xã nên còn rất gian nan, chủ yếu trông chờ vào các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ...

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2025 để thực hiện một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.
Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.