Từ ”chảo lửa, túi mưa” đến điểm sáng nông thôn mới

(Baohatinh.vn) - Từ một tỉnh còn nhiều khó khăn, Hà Tĩnh trở thành điểm sáng về xây dựng nông thôn mới (NTM) của toàn quốc. Ghi dấu chặng đường 6 năm qua là sự vào cuộc đầy trách nhiệm của các cấp và vai trò chủ thể của người dân.

tu chao lua tui mua den diem sang nong thon moi

NTM với hàng rào xanh thắm ở Sơn Kim (Hương Sơn)

Khơi dậy sức dân

Kỳ Hải (Kỳ Anh) là xã thuần nông, cũng là xã chịu ảnh hưởng nặng nề của sự cố môi trường biển. Vậy nhưng, cuối năm 2016, xã đã về đích NTM trước 2 năm. Để đạt được thành công như vậy, theo Chủ tịch UBND xã Phạm Văn Tịnh thì “bí quyết” là nhờ phương châm nhất quán của xã: “Dựa vào sức dân để lo cho dân”.

Đối với Kỳ Hải, tất cả các công trình đều “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Quy chế dân chủ cơ sở được thực hiện chặt chẽ, dân chủ, minh bạch, công khai, mọi nguồn kinh phí được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, đặc biệt là nguồn kinh phí do nhân dân đóng góp. Nhờ đó, phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa được nhân dân đồng tình ủng hộ rất cao. Nhân dân địa phương còn đóng góp hàng tỷ đồng để xây dựng đường giao thông, nhà văn hóa thôn…, đặc biệt, có 13 hộ dân tình nguyện hiến 5.000 m2 đất để xây dựng Trường Mầm non Kỳ Hải.

Cẩm Huy (Cẩm Xuyên) cũng là một trong những xã có nhiều cách làm sáng tạo để đạt chuẩn NTM năm 2016 – vượt 2 năm theo kế hoạch. Theo Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Lê Hữu Quyền: “Mỗi thôn, mỗi tổ liên gia có một hoàn cảnh khác nhau, chúng ta không thể cào bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Huy động sức dân phải hiểu được sức dân, nếu sức dân còn khó, thay vì lựa chọn công trình, phần việc quy mô, hoành tráng, chúng ta có thể cải tạo, nâng cấp để giãn mức đóng góp, có như thế mới tạo được sự đồng thuận cao”.

tu chao lua tui mua den diem sang nong thon moi

Đường về khu dân cư kiểu mẫu Nam Trà - Hương Trà (Hương Khê).

Cùng với mạnh dạn trao quyền chủ động và khơi dậy sức dân trong xây dựng NTM, Hà Tĩnh ban hành đồng bộ các chính sách kích cầu, khuyến khích phát triển sản xuất, chỉnh trang vườn hộ… Giai đoạn 2011-2016, tỉnh đã trích ngân sách gần 900 tỷ đồng hỗ trợ người dân xây dựng NTM. Thông qua các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, người dân Hà Tĩnh đã “đối ứng” hiến hàng trăm nghìn m2 đất, đóng góp hàng triệu ngày công với số tiền ước tính hơn 4.000 tỷ đồng, góp phần quan trọng nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM ở Hà Tĩnh lên 82 xã (chiếm hơn 35% tổng số xã).

Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trần Huy Oánh cho biết, kết quả đạt được trong quá trình xây dựng NTM thời gian qua đã khẳng định vai trò chủ thể của người dân, khẳng định việc huy động sức dân xây dựng NTM là hết sức cần thiết. Ngoài ra, các địa phương đã chủ động cân đối nguồn lực khả thi, không để nợ mất khả năng thanh toán. Ở đâu, địa phương nào thực hiện tốt phương châm này, vừa có được kết quả thuyết phục, vừa tạo được tiếng nói đồng thuận của người dân, bảo vệ thành quả chính họ xây dựng nên.

Xây dựng các tiêu chí bền vững

Trong bộ tiêu chí xây dựng NTM, có nhiều tiêu chí, nội dung chủ yếu thuộc về vai trò lãnh đạo địa phương và người dân triển khai thực hiện. Nơi nào có sự linh động, chủ động, quyết tâm thì nơi đó có sự chuyển biến rõ nét. Đơn cử như tiêu chí giao thông, từ việc chỉ đạo quyết liệt, ở nhiều khu dân cư, mặc dù cuộc sống còn khó khăn, nhưng trên tinh thần đoàn kết vẫn nỗ lực góp ngày công, hiến đất để hoàn thành bê tông các tuyến đường nội thôn. Nhưng cũng có những địa phương, chính vì không có sự đôn đốc, kiểm tra sau khi vận động, tuyên truyền, giám sát nên việc thực hiện theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”, ít có sự chuyển biến, thậm chí, không đạt kế hoạch đề ra trong năm…

tu chao lua tui mua den diem sang nong thon moi

Nhiều mô hình hiệu quả kinh tế cao cho người dân Hà Tĩnh.

Theo Chánh Văn phòng NTM tỉnh Trần Huy Oánh, để chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đạt hiệu quả cao và có tính bền vững, hoàn thành kế hoạch đề ra thì công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc giữa các cấp là rất quan trọng. Qua đó, không chỉ cơ sở thực hiện có hiệu quả mà cơ quan tham mưu và các địa phương sẽ nhận thấy được những điểm hạn chế cần khắc phục để có những giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Để xây dựng các tiêu chí một cách bền vững trong giai đoạn 2016 - 2020, các địa phương cần có các giải pháp phù hợp, sáng tạo; tổ chức rà soát lại các tiêu chí kể cả đã đạt, chưa đạt để có định hướng, giải pháp đúng nâng cao chất lượng tiêu chí, xác định các tiêu chí khó để có hướng tập trung chỉ đạo thực hiện; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của quá trình thực hiện, nâng cao chất lượng chương trình xây dựng NTM.

Chủ đề 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.