(Baohatinh.vn) - Chiều 16/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đã có chuyến kiểm tra tình hình sâu bệnh trên lúa hè thu tại các huyện Thạch Hà, Đức Thọ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn kiểm tra tình hình sâu bệnh trên lúa hè thu ở xã Đức Thủy (Đức Thọ)
Đến thời điểm này, các diện tích lúa ở Thạch Hà đang vào giai đoạn trổ rộ. Toàn huyện có gần 2.000 ha lúa hè thu bị nhiễm rầy, mật độ trung bình từ 1.000 đến 1.500 con/m2, nơi cao từ 5.000 đến 6.000 con/2. Bệnh khô vằn phát sinh gây hại trên diện tích 370ha, tập trung nhiều ở các xã Thạch Sơn, Thạch Tiến, Thạch Lâm. Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá và bệnh lúa von đã xuất hiện ở một vài địa phương với tỷ lệ thấp. Nạn chuột cũng đang phát triển và gây hại mạnh hơn so với các vụ trước.
Tại Đức Thọ, mặc dù nhiều diện tích lúa đã bước vào giai đoạn chín sáp, nhưng rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá, bệnh bạc lá, bệnh khô vằn vẫn tiếp tục gây hại cục bộ và có khả năng bùng phát mạnh. Đặc biệt, hơn 100 ha lúa Bắc thơm 7, lúa TH 3-3 ở xã Đức Thủy và một số địa phương khác bị bệnh bạc lá gây hại nặng từ 20 - 30%, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng. Điều đáng quan tâm là, tại một số địa phương, người dân chưa chủ động trong phun phòng trừ hoặc phun thuốc chưa đúng quy trình kỹ thuật, không đúng bệnh.
Qua kiểm tra thực tế tình hình sâu bệnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn lưu ý ngành Nông nghiệp &PTNT cùng các địa phương thường xuyên bám nắm tình hình, tuyên truyền, hướng dẫn người dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả sâu bệnh.
Đặc biệt, cần thực hiện các biện pháp chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật; tập trung điều tiết chế độ nước hợp lý, không để ngập úng hoặc thiếu nước, tạo điều kiện thuận lợi cho lúa trổ bông, tăng khả năng kháng sâu, bệnh và nâng cao hiệu quả phòng trừ; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng phát sinh và lây lan sâu bệnh trên diện rộng.
UBND tỉnh sẽ có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các địa phương lơ là, thiếu trách nhiệm trong công tác phòng trừ sâu bệnh trên lúa hè thu.
Mạnh dạn chăn nuôi nhiều loài như ếch, lươn, dê, gà…, ông Trần Văn Hiếu (xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu.
Qua đánh giá, phân hạng, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) có thêm 5 sản phẩm đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao, góp phần phát huy thế mạnh, nâng tầm sản phẩm của địa phương.
Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu phấn đấu năm 2025 nâng tổng sản lượng lương thực lên 52.000 tấn. Giá trị sản xuất bình quân đất canh tác đạt 130 triệu đồng/ha
Công tác chuẩn bị cho Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 đã hoàn tất, sẵn sàng phục vụ người dân, du khách tham quan, mua sắm các đặc sản của tỉnh từ ngày 15 – 17/11.
Ủ chua thức ăn chăn nuôi là phương pháp đang được nhiều hộ dân ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) áp dụng rộng rãi, góp phần đảm bảo nguồn thức ăn chủ động trong mùa đông.
Dịp này, Hội đồng thẩm định huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) bỏ phiếu xét đề nghị công nhận 3 xã: Cẩm Quang, Cẩm Thạch, Cẩm Mỹ đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
Lực lượng Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh duy trì thông tin liên lạc với tàu thuyền hoạt động trên biển và hướng dẫn, kêu gọi về nơi tránh trú an toàn trước ảnh hưởng của bão số 8.
Từ những diện tích trồng cây ngắn ngày cho hiệu quả kinh tế thấp, người dân xã An Dũng (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã chuyển sang trồng dâu nuôi tằm, cho thu nhập cao.
Cây cam thường có tuổi đời từ 3-5 năm nhưng tại gia đình bà Phan Thị Hiền (thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đang bảo tồn hàng chục gốc cam “cổ thụ” có tuổi đời gần 20 năm.
Dù thời tiết bất lợi, mưa nhiều trong những tháng đầu vụ đông nhưng các nhà lưới ở TP Hà Tĩnh vẫn xuống giống cây trồng đúng thời vụ, đảm bảo kế hoạch sản xuất.
Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Sau đợt mưa dài ngày, tranh thủ thời tiết khô ráo, bà con nông dân Hà Tĩnh lại hối hả ra đồng chăm sóc những diện tích đã xuống giống, trồng thêm các loại rau màu.
Hà Tĩnh ghi nhận dịch tả lợn châu Phi, nguy cơ lây lan giai đoạn cuối năm rất cao nên các địa phương đang tập trung khoanh vùng, dập dịch, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi.
UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành quyết định về việc cấp kinh phí hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh viêm da nổi cục trâu, bò và dịch tả lợn Châu Phi.
Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Mô hình nuôi ngan RT sinh sản ở huyện Thạch Hà là hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần tạo nguồn con giống chủ động cho hoạt động chăn nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu các địa phương nằm trong vùng dự báo ảnh hưởng của bão số 7 theo dõi sát thông tin dự báo tình hình, chủ động ứng phó.
Để hiện thực chí hướng làm giàu ở vùng đất nơi biên giới, anh Trần Quốc Tuấn (Hương Khê, Hà Tĩnh) mạnh dạn đầu tư gần 1 tỷ đồng xây dựng mô hình nuôi chồn hương.
Dự báo thời tiết những ngày tới khá thuận lợi nên bà con nông dân Hà Tĩnh cần tranh thủ ra đồng làm đất, gieo trỉa hạt giống, trồng bổ sung các loại cây vụ đông.
Khởi nghiệp từ sản vật quê hương, nhiều thanh niên Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã bước đầu gặt hái thành công, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Khẩn trương hoàn thành việc đăng ký cho tàu cá 3 “không”; tuyên truyền, tập trung xử lý các vi phạm,.. là những biện pháp mà Hà Tĩnh đang thực hiện góp phần phòng chống khai thác IUU.
Phát huy những phẩm chất tốt đẹp của người lính, các cựu chiến binh ở Hà Tĩnh luôn xung kích, đi đầu, gương mẫu và có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng NTM.
Những năm gần đây, việc nuôi các loại động vật rừng như chồn hương, nhím, dúi… đang được người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) mạnh dạn đầu tư, hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng kinh tế.