728 người Hà Tĩnh được phong hàm giáo sư, phó giáo sư kể từ 1945 đến nay

(Baohatinh.vn) - Trung bình 10 năm gần đây (2011 - 2021), mỗi năm, Hà Tĩnh có gần 30 người được phong hàm giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS), trong đó năm 2017, có số lượng lớn nhất với 60 người (6 GS và 54 PGS).

728 người Hà Tĩnh được phong hàm giáo sư, phó giáo sư kể từ 1945 đến nay

Gặp mặt giáo sư, trí thức tiêu biểu quê hương Hà Tĩnh năm 2013.

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Tĩnh đã điều tra khảo sát hai lần vào các năm 2011 và năm 2021.

Theo khảo sát lần thứ nhất vào năm 2011 tại Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước, từ 1945 đến năm 2010, Hà Tĩnh có 497 người được phong chức danh GS, PGS, trong đó có 119 GS và 378 PGS.

Tại lần khảo sát thứ hai (trong 10 năm từ 2011 đến 2021), có 273 người Hà Tĩnh được phong GS, PGS, trong đó có 42 người được phong từ PGS lên GS.

728 người Hà Tĩnh được phong hàm giáo sư, phó giáo sư kể từ 1945 đến nay

Sách “Những người con Hà Tĩnh trên mọi miền Tổ quốc” do Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Tĩnh xuất bản để ghi danh những người con ưu tú của quê hương.

Như vậy, tính từ 1945 đến nay, có tổng cộng 728 GS, PGS quê Hà Tĩnh được phong với nhiều nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia hàng đầu trên các lĩnh vực, trong đó có 161 GS, 567 PGS.

Tiêu biểu như: GS, TSKH Phan Đình Diệu, GS Lê Văn Thiêm, GS Hoàng Xuân Hãn, GS Võ Quý, GS.NSND Trần Thu Hà, GS.TS. Phan Nguyên Hồng, GS Phong Lê, GS Phan Huy Lê, GS Phạm Đức Dương …

Đặc biệt, Hà Tĩnh từng có 3 Ủy viên Bộ Chính trị đồng thời đều là những nhà khoa học lớn gồm: GS.TS Nguyễn Đình Tứ, GS.TS Nguyễn Đức Bình, GS.TS Lê Xuân Tùng.

728 người Hà Tĩnh được phong hàm giáo sư, phó giáo sư kể từ 1945 đến nay

Bảng số liệu tổng hợp khảo sát số lượng PGS, GS từ 1945 đến 2021.

Bên cạnh đó, Hà Tĩnh còn có GS Lê Văn Thiêm là một trong hai nhà toán học được Chính phủ Việt Nam phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 vào năm 1996.

Gần đây, Hà Tĩnh là địa phương có 2 nhà khoa học (sinh năm 1970) được đặc cách phong tặng danh hiệu Giáo sư là Phùng Hồ Hải (vào năm 2012) và Trần Đình Hòa (vào năm 2013).

Ngoài ra, nhiều người con ưu tú của Hà Tĩnh dù không được phong học hàm GS, PGS nhưng tên tuổi và những đóng góp đã đi vào lịch sử trên các lĩnh vực.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.